Singapore dẫn đầu tổng vốn FDI vào Việt Nam trong 10 tháng

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/11/2021 | 9:07:52 AM

Trong tổng số 97 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trong 10 tháng năm 2021, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 6,77 tỷ USD.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 12,74 tỷ USD, chiếm 53,7% tổng vốn đầu tư đăng ký (Ảnh minh họa)
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 12,74 tỷ USD, chiếm 53,7% tổng vốn đầu tư đăng ký (Ảnh minh họa)

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam 10 tháng năm nay theo hình thức đăng ký mới, điều chỉnh vốn và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp đạt 23,74 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2020. Điều này cho thấy Việt Nam tiếp tục là điểm đến an toàn và hấp dẫn.

Cụ thể, 10 tháng có 1.375 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, tổng vốn đăng ký đạt trên 13 tỷ USD; 776 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 7,09 tỷ USD; 3.063 lượt góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp đạt 3,63 tỷ USD. Ước tính, 10 tháng năm nay các nhà đầu tư nước ngoài đã giải ngân được 15,15 tỷ USD vốn FDI, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2020 và giảm nhẹ 0,6 điểm phần trăm so với 9 tháng năm 2021.

Các nhà doanh nghiệp FDI đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 12,74 tỷ USD, chiếm 53,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Nếu xét về số lượng dự án mới thì công nghiệp chế biến, chế tạo cũng là ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm 33,1% tổng số dự án đầu tư vào Việt Nam 10 tháng.

Trong tổng số 97 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trong 10 tháng, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 6,77 tỷ USD; Hàn Quốc đứng thứ hai với 4,15 tỷ USD; Nhật Bản đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 3,4 tỷ USD.

Trong 10 tháng qua, có tới 3 dự án tỷ USD được cấp chứng nhận đầu tư mới và điều chỉnh, bao gồm Dự án Điện LNG Long An, 3,1 tỷ USD; LD Display Hải Phòng, tăng vốn thêm 2,15 tỷ USD; Nhiệt điện Ô Môn II, 1,31 tỷ USD, nên cả vốn đăng ký mới và tăng thêm đều tăng khá mạnh so cùng kỳ.

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, đại dịch covid-19 đang dần được kiểm soát. Chính phủ và các cơ quan chức năng đã kịp thời vào cuộc, ban hành nhiều giải pháp, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp cũng như các quy định, hướng dẫn thích ứng với tình hình mới của đại dịch. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đã dần khôi phục hoạt động sản xuất - kinh doanh, do vậy dự kiến, vốn đầu tư thực hiện sẽ cải thiện hơn trong hai tháng cuối năm.
(Theo VOV)

Các tin khác

Ngày 1-11-2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3-9-2014 về kinh doanh xăng dầu, trong đó bổ sung Điều 38a về công thức giá cơ sở xăng dầu; sửa điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu, cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc thuê.

Lãnh đạo Chi cục Thuế huyện Yên Bình trình bày giải pháp thu ngân sách 2 tháng cuối năm 2021.

Đến thời điểm 20/10, tổng thu ngân sách của huyện Yên Bình đạt 214,5 tỷ đồng, bằng 82% dự toán tỉnh giao, 74% dự toán huyện giao.

Dù được hoạt động trở lại, nhưng lượng khách tại các bến xe vẫn rất vắng vẻ.

Sau chục ngày thí điểm mở lại vận tải hành khách (VTHK) liên tỉnh đã có 32 xe/11 tuyến hoạt động trở lại; trong đó, công tác phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 được thực hiện nghiêm ngặt, đúng quy định. Tuy nhiên, lượng hành khách đi xe vẫn rất vắng vẻ; một số nhà xe, doanh nghiệp vận tải còn e dè và còn nhiều trở ngại đòi hỏi sự vào cuộc tháo gỡ, thống nhất từ các bộ ngành đến các tỉnh, thành.

Mô hình tham gia Tổ hợp tác du lịch cộng đồng của anh Sa Bích Nghị ở thôn Đêu 2, xã Nghĩa An ngày càng thu hút khách du lịch.

Đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Nghĩa Lộ đã chỉ đạo, hướng dẫn các cấp hội xây dựng và ra mắt 118 tổ hợp tác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục