Trong khi mở cửa trở lại, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp đang có nhiều tín hiệu khởi sắc, việc tăng trưởng âm đang chậm lại.
|
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM
|
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, trong 9 tháng năm 2021, TP.HCM có 12.860 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Tính đến ngày 1/11, có 7.872 doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động trở lại với tổng số 401.838 lao động. Như vậy tỉ lệ số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại so với số lượng tạm ngưng là 61,21%.
Cũng theo ông Phương, cần nhiều dữ liệu hơn để có thể nhận định đánh giá chính xác tình hình phục hồi sản xuất của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều số liệu cho thấy xu hướng khả quan. Cụ thể, lượng hàng hóa cung ứng về TP.HCM tiếp tục tăng, đến nay đạt xấp xỉ 6.500 tấn/ngày, thấp hơn lượng hàng hóa vào thời điểm chưa có dịch là từ 1.000-1.500 tấn/ngày. Số liệu này tăng liên tục và biên độ tăng khá cao so với thời điểm trong dịch. Số lượng các chợ hoạt động trở lại là 150/234 chợ trên địa bàn TP.HCM.
Lãnh đạo Sở Công Thương cho biết, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp giảm trong điều kiện dịch bệnh, song càng về sau thì tốc độ giảm đang chậm lại, chứng tỏ các hoạt động đang có dấu hiệu phục hồi trở lại, các doanh nghiệp khắc phục được nhiều khó khăn, khởi sắc hơn. Cụ thể, về tổng mức bản lẻ và doanh thu dịch vụ, so sánh 3 tháng (từ tháng 8 đến tháng 10) thì trong tháng 8 tăng trưởng âm 71,72%; tháng 9 âm 60,40% và tháng 10 còn âm 40.50%. Chỉ số sản xuất công nghiệp cũng có sự chuyển biến này, từ âm 49,2% tháng 8, 56% trong tháng 9 và âm 43% trong tháng 10.
Về việc áp dụng Bộ quy tắc an toàn phòng, chống dịch trong doanh nghiệp, theo Sở Công Thương TP.HCM chỉ có một số ít doanh nghiệp gặp khó khăn bắt nguồn từ lý do khách quan.
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết: "Một số doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan khi có mặt bằng chưa đáp ứng được yêu cầu, người lao động hiện ở các địa phương chưa được tiêm vaccine. Nhưng khó khăn chính là hiểu và hướng dẫn của các địa phương khác nhau, nên việc hiểu và thực hiện mỗi nơi sẽ có những cái khác”.
(Theo VOV)
Việc giá lương thực thế giới vừa cán mức cao kỷ lục trong 10 năm qua không chỉ đẩy nhiều nước nghèo rơi vào khủng hoảng lương thực, mà còn khiến các nước giàu đau đầu. Ðiều này cho thấy an ninh lương thực đang là "nỗi lo không của riêng ai", đòi hỏi cộng đồng quốc tế cần chung tay giải quyết.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1869/QĐ-TTg ngày 5/11/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 856/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 phê duyệt Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2021-2023 và Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2021.
Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 1.100 cơ sở chăn nuôi hàng hóa được hỗ trợ theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh Yên Bái. Nhờ đó khuyến khích hoạt động chăn nuôi, tạo sản lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân mỗi tháng 5 ngàn tấn, nên dự báo lượng thực phẩm chủ động trong tỉnh đủ để phục vụ nhu cầu người dân.
Với định hướng chủ đề “Xoài Đồng Tháp - Khát vọng vươn xa”, Đồng Tháp đầu tư cho Lễ hội xoài thành cơ hội nâng cao giá trị, phát triển và giới thiệu thương hiệu xoài của Đồng Tháp đến thị trường trong nước hướng tới xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới.