Tăng gấp đôi thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/11/2021 | 2:49:50 PM

Nghị định 102/2021/NĐ-CP vừa được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều về quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập.

Trong đó, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Cụ thể, sửa đổi điểm a, khoản 1, Điều 8 thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 2 năm (quy định cũ là một năm).

Sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 22 xử phạt hành vi cho, bán hóa đơn: Phạt tiền từ 20 - 50 triệu đồng đối với hành vi cho, bán hóa đơn, trừ hành vi: Cho, bán hóa đơn đặt in chưa phát hành; cho, bán hóa đơn đặt in của khách hàng đặt in hóa đơn cho tổ chức, cá nhân khác.

Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4, Điều 26 xử phạt hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn. Cụ thể, phạt tiền từ 4 - 8 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập; làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ (trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc); làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập nhưng chưa khai thuế. Các bên liên quan phải lập biên bản ghi nhận việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.

Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai thuế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, Điều 26.

(Theo Báo Đầu tư)

Các tin khác
Giá xăng tăng gần 25.000 đồng/lít nhưng quỹ bình ổn giá mặt hàng này không còn nhiều

Ngày 18-11, Văn phòng Bộ Tài chính cho biết, đến hết quý 3-2021, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu chỉ còn số dư 824,08 tỷ đồng.

Gia đình anh Đinh Xuân Chinh ở thôn Đá Khánh (thứ 2, trái sang) có thu nhập cao từ cây quế.

Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Kiên Thành đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao thông qua các mô hình trồng tre măng Bát độ, trồng quế, trồng keo kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm, kinh doanh dịch vụ tổng hợp…

Vàng trong nước điều chỉnh nhưng vẫn bám sát mốc 62 triệu (Ảnh minh hoạ)

Giá vàng hôm nay 18/11: Các thương hiệu trong nước đã quay đầu giảm. Tuy nhiên giá vàng trong nước vẫn áp sát mốc kỷ lục 62 triệu đồng.

Bí thư Chi bộ bản Lả Khắt - Hảng A Lu (bên trái) cùng cán bộ Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện kiểm tra công tác PCCCR tại bản Lả Khắt.

Thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, hàng năm, Chi bộ Ban quản lý (BQL) Rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các bộ phận chuyên môn phối hợp chặt chẽ với các xã, thị trấn làm tốt công tác trồng rừng, giao khoán bảo vệ rừng (BVR), thực hiện Đề án quản lý cây thảo quả, sơn tra gắn với phát triển kinh tế đồi rừng; làm tốt công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục