Phong trào mạnh ở Kiên Thành

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/11/2021 | 11:02:00 AM

YênBái - Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Kiên Thành đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao thông qua các mô hình trồng tre măng Bát độ, trồng quế, trồng keo kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm, kinh doanh dịch vụ tổng hợp…

Gia đình anh Đinh Xuân Chinh ở thôn Đá Khánh (thứ 2, trái sang) có thu nhập cao từ cây quế.
Gia đình anh Đinh Xuân Chinh ở thôn Đá Khánh (thứ 2, trái sang) có thu nhập cao từ cây quế.

Hội Nông dân xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên hiện có 590 hội viên, sinh hoạt tại 9 chi hội. Thời gian qua, các hội viên nông dân luôn tích cực học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao thông qua các mô hình trồng tre măng Bát độ, trồng quế, trồng keo kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm, kinh doanh dịch vụ tổng hợp… 

Trong 3 năm gần đây, Hội đã phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức 75 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật về phòng chống sâu, bệnh hại lúa, chăn nuôi lợn, chăn nuôi trâu bò, kỹ thuật trồng và chăm sóc tre măng Bát độ cho hơn 5.000 lượt hội viên nông dân tham gia; tổ chức 3 lớp dạy nghề cho 87 lao động nông thôn. 

Bên cạnh đó, Hội nhận ủy thác với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện giúp hội viên vay vốn trên 9 tỷ đồng, đầu tư các mô hình SXKD. Nhờ đó, địa phương xuất hiện nhiều tấm gương nông dân SXKD giỏi. Nhiều hộ đầu tư chăn nuôi lợn từ 100 con/lứa, gà từ 1.000 - 3.000 con/lứa theo hướng sản xuất hàng hóa như các hộ Hoàng Văn Thảo ở thôn Kiên Lao, Hà Kế Toại thôn An Thịnh, Triệu Quý Hưng thôn Khe Rộng. 

Đặc biệt, Kiên Thành được biết đến là "thủ phủ” tre măng Bát độ của huyện Trấn Yên; trong đó, có nhiều hộ đầu tư trồng từ 15 - 20 ha tre măng Bát độ, cho thu nhập kinh tế cao. Năm 2021, xã Kiên Thành có 41 hộ nông dân đạt danh hiệu hộ SXKD giỏi; trong đó, hộ hội viên SXKD giỏi cấp Trung ương đạt 8 hộ, cấp tỉnh 2 hộ, cấp huyện 29 hộ và 2 hộ đạt SXKD giỏi cấp xã. 

Chúng tôi tới thăm gia đình chị Hà Thị Lán ở thôn Đồng Cát với hơn 16 ha trồng cây tre măng Bát độ. Chị Lán phấn khởi: "Những năm đầu, do chưa hiểu đặc tính của cây, thiếu kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc nên mất nhiều công sức, hiệu quả thấp. Sau khi tham gia tập huấn kỹ thuật, gia đình tôi chuyển phần lớn diện tích đồi rừng sang trồng tre măng Bát độ. Sau 3 năm, cho thu hoạch ổn định và năng suất tăng dần theo từng năm. Năm 2021, dự kiến, gia đình thu khoảng 150 tấn măng, mang về nguồn thu khoảng trên 400 triệu đồng”. 

Ông Mai Công Trình - Chủ tịch Hội Nông dân xã Kiên Thành, cho biết: "Phong trào đã giúp các hội viên nông dân có điều kiện về kinh tế tham gia thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. Qua đó, 95% đường trục xã, liên thôn được cứng hóa nối liền các thôn, cụm dân cư đến trung tâm xã; 9/9 thôn có nhà văn hóa, điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi tại nhà văn hóa; hệ thống thủy lợi được kiên cố hóa đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp; công trình trường học, trạm y tế được đầu tư xây dựng kiên cố; 100% người dân được sử dụng điện lưới quốc gia; hệ thống loa truyền thanh, công trình nước sạch, vệ sinh môi trường từng bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân”. 

Phong trào "Nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng” ở xã Kiên Thành đã góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân và thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 43,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8% theo tiêu chí mới.

Vũ Đồng

Các tin khác
Vàng trong nước điều chỉnh nhưng vẫn bám sát mốc 62 triệu (Ảnh minh hoạ)

Giá vàng hôm nay 18/11: Các thương hiệu trong nước đã quay đầu giảm. Tuy nhiên giá vàng trong nước vẫn áp sát mốc kỷ lục 62 triệu đồng.

Bí thư Chi bộ bản Lả Khắt - Hảng A Lu (bên trái) cùng cán bộ Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện kiểm tra công tác PCCCR tại bản Lả Khắt.

Thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, hàng năm, Chi bộ Ban quản lý (BQL) Rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các bộ phận chuyên môn phối hợp chặt chẽ với các xã, thị trấn làm tốt công tác trồng rừng, giao khoán bảo vệ rừng (BVR), thực hiện Đề án quản lý cây thảo quả, sơn tra gắn với phát triển kinh tế đồi rừng; làm tốt công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng...

Xã viên Hợp tác xã Miến đao Việt Hải Đăng, xã Quy Mông trong quy trình chế biến miến đao.

Xác định nông nghiệp là mũi nhọn trong phát triển kinh tế, thời gian qua, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên đã lựa chọn cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, năng suất cao đưa vào sản xuất. Trong đó, đao riềng là một trong những cây trồng thế mạnh, đem lại nguồn thu đáng kể cho nông dân.

Nuôi cá trên hồ Thác Bà của Hợp tác xã Chăn nuôi thủy sản Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình.

Với khuôn khổ pháp lý cùng các cơ chế, chính sách mới thuận lợi, Luật Hợp tác xã (HTX) 2012 được ví như một luồng gió mới làm khơi dậy kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là HTX, tổ hợp tác (THT). Tuy nhiên, cùng với đó, cũng bộc lộ không ít bất cập, vướng mắc, đòi hỏi phải có những điều chỉnh, tháo gỡ kịp thời.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục