YênBái - Huyện Mù Cang Chải hiện có tổng đàn vật nuôi trên 78.220 con với gần 15.000 con trâu, trên 7.790 con bò và nhiều lợn, dê, gia cầm. Theo dự báo, mùa đông năm 2021 thời tiết sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là ở các địa phương vùng cao.
|
Người dân bản Nả Dề Thàng, xã Khao Mang chủ động làm chuồng trại và dự trữ rơm rạ phục vụ chăn nuôi mùa đông.
|
Ông Giàng Mó Sà ở bản Nả Dề Thàng, xã Khao Mang cho biết: "Những đợt rét đậm, rét hại các năm trước, nhiều hộ đã bị thiệt hại, thất thoát vật nuôi nên hiện nay bà con đều chủ động trồng cỏ, dự trữ rơm rạ, thức ăn tinh... Gia đình tôi hiện có 4 con trâu và 2 con bò, ngoài làm chuồng nuôi nhốt, trồng hơn 2 sào cỏ voi, gia đình còn dự trữ rơm rạ, thân cây ngô để làm thức ăn cho trâu, bò. Khi vào mùa đông, gia đình luôn chủ động nắm thông tin thời tiết để biết trước các đợt rét đậm, rét hại và chủ động lùa trâu, bò về chuồng nuôi nhốt, chăm sóc”.
Là xã thuần nông, Khao Mang hiện có tổng đàn gia súc chính trên 5.330 con, trong đó: đàn trâu 998 con, đàn bò 560 con, lợn và dê trên 4.600 con; gia cầm các loại 19.990 con.
Hàng năm, địa phương chỉ đạo các đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động vệ sinh và che chắn chuồng trại, phun tiêu độc khử trùng, tiêm phòng dịch bệnh; dự trữ thức ăn cho trâu, bò; không chăn thả gia súc lên đồi khi nhiệt độ xuống dưới 10oC, chủ động tiêu thụ những con già yếu, con đã trưởng thành đạt giá trị thương phẩm...
Chủ động công tác phòng chống dịch bệnh, đói rét cho đàn vật nuôi, huyện Mù Cang Chải đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn; các xã, thị trấn tăng cường phòng, chống đói rét cho gia súc, chỉ đạo, đôn đốc đội ngũ cán bộ thú y hướng dẫn nhân dân khử trùng, vệ sinh chuồng trại, triển khai tiêm phòng dịch bệnh theo định kỳ cho đàn vật nuôi và thông tin kịp thời các đợt rét đậm, rét hại để người dân chủ động.
Ngoài che chắn chuồng trại, theo dõi thời tiết, đưa vật nuôi về chuồng tránh giá rét, nhân dân cũng đã dự trữ thức ăn khô, thức ăn tinh bột và thực hiện các biện pháp chăm sóc phù hợp để vật nuôi đảm bảo sức khỏe, tăng khả năng chống chịu dịch bệnh, giá rét.
Ngoài các hộ chăn nuôi trâu, bò sinh sản truyền thống, các hộ chăn nuôi thương phẩm càng quan tâm thực hiện tốt công tác phòng, chống đói rét cho gia súc để hạn chế thấp nhất thiệt hại.
Ông Lù Văn Lả ở bản Lìm Thái, xã Cao Phạ chia sẻ: "Hai năm trở lại đây, tôi làm mô hình nuôi trâu, bò thương phẩm. Do nguồn giống mua nhiều nơi về nên khi chăn thả chúng không thành đàn, tôi chủ yếu chăn nuôi nhốt. Bởi vậy, ngoài thức ăn tinh bột, tôi đã trồng hơn 6.000 m2 cỏ voi, mỗi vụ lúa mua thêm từ 3 - 4 triệu đồng rơm rạ để làm thức ăn cho trâu, bò”.
Nhờ sự quan tâm trong công tác tuyên truyền từ huyện đến cơ sở, nhân dân đã từng bước nâng cao ý thức, chủ động phòng, chống dịch bệnh, đói rét cho đàn vật nuôi, nhất là đàn gia súc nên mùa đông năm 2020 toàn huyện chỉ có 31 con gia súc bị chết rét, chủ yếu là bê, nghé gầy yếu.
A Mua
Tags
Mù Cang Chải
dịch bệnh
đói rét
gia súc
Dự án kết nối giao thông miền núi phía Bắc đi qua địa phận 3 tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái, có tổng diện tích đề nghị chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng của dự án là 106,05ha.
Lục Yên là địa phương nằm trong khu vực có tiềm năng khoáng sản rất lớn. Hiện, trên địa bàn huyện có 10 giấy phép thăm dò khoáng sản cấp cho 9 đơn vị với tổng diện tích 478,3 ha.
Tối 25/3, xã Âu Lâu là đơn vị đầu tiên trên địa bàn thành phố Yên Bái tổ chức Hội thi "Tìm hiểu về các chính sách trong công tác giải phóng mặt bằng”.
Sau 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023 (từ 20h30-21h30 ngày 25/3), cả nước đã tiết kiệm được 298.000 kWh, tương đương số tiền khoảng 555,6 triệu đồng.