Đột phá nông nghiệp ở Văn Chấn

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/11/2021 | 7:39:51 AM

YênBái - Đánh giá về sản xuất nông nghiệp của huyện Văn Chấn, nhất là sau thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, điểm nổi bật dễ nhận diện, đó là đã tạo sự thay đổi trong nếp nghĩ, cách làm của người nông dân từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ chuyển sang sản xuất hàng hóa, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao.

Một mô hình chăn nuôi đại gia súc ở thôn Bản Phiêng 2, xã Sơn Thịnh tham gia Đề án Phát triển chăn nuôi.
Một mô hình chăn nuôi đại gia súc ở thôn Bản Phiêng 2, xã Sơn Thịnh tham gia Đề án Phát triển chăn nuôi.

Huyện huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững cho vùng cao, vùng đồng bào dân tộc. Triển khai, xây dựng hàng loạt dự án, đề án như: tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển chăn nuôi trâu, bò tập trung quy mô hộ gia đình theo hướng bán chăn thả; phát triển vùng sản xuất nếp tan Tú Lệ; trồng dâu nuôi tằm; phát triển vùng cây ăn quả có múi… 

Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi…; chuyển vùng sản xuất lúa nương kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng giá trị kinh tế cao. 

Đặc biệt, hơn chục năm gần đây, huyện đã tập trung chuyển đổi và hỗ trợ phát triển mạnh diện tích cây công nghiệp. Trong đó, tập trung cải tạo, trồng thay thế diện tích chè già cỗi bằng các giống chè mới đáp ứng cho xuất khẩu và diện tích cây ăn quả có múi. 

Trong thời gian ngắn, huyện đã trồng mới, trồng thay thế trên 2.500 ha chè bằng các giống chè chất lượng cao như: LDP1, LDP2, chè Shan, nâng tổng diện tích chè toàn huyện lên trên 4.485 ha, với sản lượng thu hoạch búp tươi hàng năm đạt trên 46.000 tấn, giá trị đạt trên 170 tỷ đồng. 

Quan trọng hơn là, cơ bản sản lượng chè búp đạt tiêu chuẩn chế biến công nghiệp và có gần nửa đáp ứng chế biến chè chất lượng cao, chè sạch, chè hữu cơ. Người dân các xã: Suối Giàng, Nậm Búng, Gia Hội, Nậm Mười đã sống bằng chè; sản phẩm chè Văn Chấn không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới. 

Bên cạnh cây chè, Văn Chấn đã phát triển mạnh vùng cây ăn quả có múi ở 8 xã vùng ngoài nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là thị trấn Nông trường Trần Phú, xã Nghĩa Tâm, xã Thượng Bằng La và 10 năm qua, nhân dân các xã đã trồng trên 1.200 ha cây ăn quả các loại, đưa diện tích cây ăn quả toàn huyện lên 3.016 ha; trong đó, có trên 1.700 ha cây ăn quả có múi chất lượng cao. 

Sản phẩm cam, quýt Văn Chấn được tiêu thụ mạnh ở thành phố, thị xã trong tỉnh và các tỉnh, thành khác. Chỉ tính riêng năm 2020, huyện đã đạt sản lượng trên 14.000 tấn quả các loại, giá trị thu hoạch đạt trên 200 tỷ đồng. Ở thị trấn Nông trường Trần Phú, xã Nghĩa Tâm, Minh An, Thượng Bằng La đã xuất hiện những thôn triệu phú với nhiều nhà lầu, xe hơi đủ cả. 

Vài năm gần đây, Văn Chấn đã và đang triển khai khá hiệu quả đề án phát triển trồng dâu nuôi tằm và đến nay đã trồng được 123 ha dâu để phát triển ngành chăn nuôi tằm; trong đó, riêng năm 2020 sản lượng kén đạt 70 tấn, giá trị kinh tế đạt 5,5 tỷ đồng và đang là hướng đi mới của huyện. 

Phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia súc ở các xã vùng thượng huyện đang rất được quan tâm. Theo đó, tình trạng chăn nuôi quảng canh truyền thống dần được xóa bỏ và hình thành các trang trại chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp làm hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao, tạo việc làm, thu nhập cho hàng nghìn lao động. 

Tổng đàn gia súc chính của huyện đạt 93.000 con (15.954 con trâu, 6.693 con bò, đàn lợn trên 70.000 con) và đàn gia cầm trên 758.000 con. Toàn huyện có 592 cơ sở chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp, giá trị mang lại hàng năm đạt hàng trăm tỷ đồng. 

Huyện cũng đã hình thành, triển khai 4 dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, hình thành phương thức, quan hệ mới trong sản xuất như: dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cam Văn Chấn, chè búp tươi, cây dược liệu, sản phẩm gỗ. Cách làm và hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo nhanh và bền vững. 

Theo đó, trong vòng 10 năm trở lại đây, mỗi năm giảm bình quân 4,7% và giảm từ 27,30% hộ nghèo xuống còn 10%. Đời sống vật chất, tinh thần người dân không ngừng được nâng lên; bộ mặt nông thôn được cải thiện rõ nét; người dân vùng cao, vùng đồng bào dân tộc được tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực đầu tư của Nhà nước để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; đổi mới tổ chức sản xuất, lấy hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, giữa nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã với doanh nghiệp; áp dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ nâng năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh... đã thúc đẩy hiệu quả sản xuất nông nghiệp và tạo bước đột phá nông nghiệp ở Văn Chấn.

Thanh Phúc

Tags nông nghiệp Văn Chấn chuỗi giá trị công nghệ nếp tan Tú Lệ cây trồng vật nuôi

Các tin khác
100% các tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn đã chuyển sang sử dụng HĐĐT

Thời gian qua, Cục Thuế tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) và HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền, mang lại lợi ích cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế.

Theo quy hoạch, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 3 tiểu vùng, 5 hành lang kinh tế, 3 vành đai phát triển và 1 khu vực động lực. (Ảnh minh hoạ: Báo Chính phủ)

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động. (Ảnh minh họa)

Sáng 6/5, thêm nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi ở hầu hết các kỳ hạn.

Đến thời điểm hiện tại, có 964 trụ/cột bơm xăng (chiếm tỷ lệ 94,8%) lắp đặt thiết bị in hóa đơn điện tử và truyền dữ liệu kinh doanh xăng dầu theo từng lần bán hàng cho cơ quan thuế.

Tổng cục Thuế vừa có Công văn gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục