Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại: Cải thiện đời sống từ giao khoán bảo vệ rừng

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/11/2021 | 7:38:57 AM

YênBái - Thực hiện Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) do Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tài trợ giai đoạn II tại tỉnh Yên Bái, năm 2021, Hội Nông dân (HND) tỉnh đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh thí điểm mô hình giao khoán bảo vệ rừng (BVR) cho cộng đồng dân cư 2 thôn ở xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình.

Ông Hoàng Xuân Long (người ngoài cùng bên phải) - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh thăm mô hình phát triển kinh tế từ rừng của hội viên nông dân thôn Tân Phong, xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình.
Ông Hoàng Xuân Long (người ngoài cùng bên phải) - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh thăm mô hình phát triển kinh tế từ rừng của hội viên nông dân thôn Tân Phong, xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình.


Tân Phong là thôn được HND tỉnh lựa chọn xây dựng mô hình thí điểm giao khoán BVR cho cộng đồng dân cư của xã Tân Nguyên. Thời gian qua, được sự hỗ trợ của HND tỉnh, thôn đã tổ chức họp, lấy ý kiến đồng thuận của các hộ về việc nhận khoán BVR; tiến hành bầu ban quản lý rừng cộng đồng và thành lập các tổ BVR cộng đồng. 

Đồng thời, thôn cũng đã xây dựng được quy ước, hương ước, quy chế quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Đến nay, Tân Phong đã có 2 tổ BVR với 195 hộ tham gia quản lý, bảo vệ gần 100 ha rừng phòng hộ. 

Ông Hoàng Ngọc Tuân - Trưởng ban Quản lý rừng cộng đồng thôn Tân Phong chia sẻ: "Việc giao khoán BVR cho cộng đồng dân cư đã tạo cơ hội mọi người dân được cùng tham gia BVR, chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm, nhất là sử dụng tiền BVR hiệu quả, công khai, minh bạch. Sau khi lĩnh tiền chi trả DVMTR, chúng tôi đã họp bàn, thống nhất tu sửa khuôn viên hội trường thôn khang trang hơn; đồng thời, thống nhất khoản thu về sau sẽ đưa vào quỹ chung để bà con không phải đóng góp”. 

Cùng đó, việc tham gia BVR còn góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi thành viên trong cộng đồng đối với BVR, giữ rừng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi xâm hại rừng. 

Ông Lưu Văn Chiến, thôn Đông Ké cho biết: "Năm 2021, thôn nhận giao khoán và BVR hơn 100 ha rừng. Tất cả các hộ dân trong thôn thống nhất mọi người đều phải có trách nhiệm BVR, đi tuần theo kế hoạch cụ thể được phân công; tích cực tham gia phòng, chống cháy rừng theo phương châm "4 tại chỗ”; làm nương rẫy theo quy hoạch cộng đồng nhất trí, làm đường ranh cản lửa trước khi đốt nương làm rẫy; phát hiện, tố giác các đối tượng khai thác, mua bán vận chuyển trái phép lâm sản... Nhờ đó, rừng được bảo vệ tốt hơn”.

Nhận giao khoán rừng cả cộng đồng dân cư đều có trách nhiệm BVR, không có trường hợp tự ý lên rừng chặt cây lấy củi. Khi có tiền DVMTR, 2 thôn đã sắm tư trang cho người dân để đi rừng, tuần tra hàng tháng, hàng tuần. 

Cùng đó, số tiền được nhận từ việc tri trả DVMTR cũng đã được 2 thôn sử dụng công khai, minh bạch cho mục đích chung của cộng đồng thay cho việc huy động nhân dân đóng góp cho những công trình công cộng gặp nhiều khó khăn trước kia và được bà con 2 thôn đồng tình, ủng hộ.

Theo ông Sạch Văn Mùi - Chủ tịch UBND xã Tân Nguyên: qua thực hiện giao khoán BVR cho cộng đồng dân cư tại 2 thôn là Tân Phong và Đông Ké bước đầu cho thấy, mô hình khoán có hiệu quả tích cực. Người dân thỏa thuận thực hiện phù hợp với phong tục, tập quán của cộng đồng. Từ đó, nâng cao năng lực, nhận thức, kiến thức, kỹ năng của người dân và cán bộ địa phương trong tổ chức BVR. 

Việc tuần tra rừng được tiến hành thường xuyên, các hành vi vi phạm về BVR được phát hiện sớm và ngăn chặn hiệu quả. Từ mô hình thí điểm này, xã tiếp tục triển khai giao khoán BVR cho cả 4 thôn trên địa bàn với diện tích trên 400 ha. 

Cùng với việc hỗ trợ người dân thực hiện mô hình BVR, thực hiện Chương trình của FFF Hội Nông dân tỉnh còn hỗ trợ dự án nhỏ với trên 1.000 cây trám đen và trám trắng để người dân thôn Tân Phong và Đông Ké trồng trên những diện tích rừng nghèo kiệt. Hội cũng tiếp tục nghiên cứu các hoạt động hỗ trợ nông dân địa phương đưa cây dổi ghép về trồng; đồng thời, có các hoạt động hỗ trợ phù hợp với các hội viên tham gia phát triển kinh tế từ rừng, góp phần cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững cho người nông dân. 

Minh Huyền

Tags Chương trình hỗ trợ rừng trang trại FFF FAO cải thiện đời sống giao khoán bảo vệ rừng Trấn Yên giao khoán BVR

Các tin khác
Tuần tra ở khu vực rừng tái sinh.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch sử dụng diện tích đất các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao về địa phương quản lý xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp.

8.100 lượng vàng SJC đã được mua thành công với giá hơn 87,7 triệu đồng/lượng.

8 thành viên đã trúng thầu 8.100 lượng vàng SJC trong phiên đấu thầu vàng ngày 14/5, với giá trúng thầu cao nhất là 87,73 triệu đồng/lượng, giá trúng thầu thấp nhất là 87,72 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh hàng triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới hôm nay (14/5) quay đầu giảm mạnh do nhà đầu tư chốt lời trước dữ liệu lạm phát được công bố. Trong nước, giá vàng nhẫn giảm khá mạnh, niêm yết cao nhất ở mức 76,8 triệu đồng/lượng; còn vàng miếng SJC tiếp tục giảm về 90 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng SJC.

Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng SJC tiếp theo vào ngày mai (14/5). Giá tham chiếu để tính giá đặt cọc là 88 triệu đồng/lượng. Theo Ngân hàng Nhà nước, phiên đấu thầu vàng miếng sẽ được tổ chức vào lúc 9h30 sáng thứ Ba (14/5), tại Cục Dự trữ và Quản lý ngoại hối. Khối lượng vàng miếng SJC dự kiến đấu thầu là 16.800 lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục