Theo Bộ Xây dựng, đánh giá tổng hợp thực trạng về quy hoạch, kiến trúc nông thôn là việc quan trọng để kịp thời đưa ra giải pháp, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình xây dựng nông thôn mới.
|
Ảnh chỉ mang tính minh họa.
|
Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đề nghị báo cáo đánh giá tổng hợp thực trạng về quy hoạch, kiến trúc nông thôn, nhằm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Lê Thanh Nghị cho biết theo Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Việc này đã thúc đẩy sự thay đổi của nông thôn trên nhiều mặt.
Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng dẫn đến quy hoạch kiến trúc nông thôn tại hầu hết các địa phương đang đối mặt với nhiều thách thức.
Trước tình hình đó, Bộ Xây dựng cho rằng việc tăng cường quản lý, kiểm soát quy hoạch sử dụng đất, bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc văn hoá dân tộc trong kiến trúc nông thôn, thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh… cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa trong thời gian tới.
Chính vì thế, Bộ Xây dựng đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có báo cáo đánh giá tổng hợp thực trạng về quy hoạch, kiến trúc nông thôn giai đoạn từ năm 2011 đến nay và đề xuất kiến nghị giải pháp về quy hoạch, kiến trúc nông thôn giai đoạn từ năm 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Bàn về việc quy hoạch, kiến trúc nông thôn, giới chuyên gia xây dựng cũng cho rằng trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra nhanh chóng hiện nay, việc kiến tạo nên những không gian nông thôn đáng sống là một trong những giải pháp quan trọng để góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Do đó, quy hoạch cảnh quan nông thôn mới trong thời gian tới cần phải đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, phong trào xây dựng nông thôn đồng thời, xem xét tác động đến các yếu tố kiến trúc cảnh quan gốc, từ đó đề xuất các định hướng, giải pháp phù hợp.
(Theo Vietnam+)
Chỉ số giá tiêu dùng trong 11 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,84% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng thấp nhất 5 năm qua. Tuy nhiên, áp lực lạm phát trong năm 2022 là rất lớn do nguy cơ “nhập khẩu lạm phát” có xu hướng tăng cao và cầu kéo.
Tổng thể cân đối ngân sách Nhà nước 11 tháng có thặng dư, trong đó ngân sách Trung ương bội chi, còn ngân sách địa phương thặng dư lớn.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vừa ký ban hành Kế hoạch 119/KH-BCĐ389 về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Chỉ còn chưa đầy tháng nữa là kết thúc kế hoạch sản xuất năm 2021. Ngành công thương Yên Bái và các công ty, doanh nghiệp đang chạy đua với thời gian vừa tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 vừa đẩy mạnh sản xuất để hoàn thành kế hoạch năm.