Phú Thịnh: Động lực từ "69"

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/12/2021 | 1:45:49 PM

YênBái - Ảnh hưởng chung của đại dịch Covid-19 đã làm cho tình hình sản xuất, thị trường tiêu thụ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy, các nguồn hỗ trợ từ Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh ban hành quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 đã tạo động lực tinh thần, vật chất giúp nhiều hộ chăn nuôi, trồng rừng, trong đó có xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình.

Nguồn hỗ trợ từ Nghị quyết 69, giúp nhiều hộ ở xã Phú Thịnh có điều kiện mở rộng quy mô chăn nuôi.
Nguồn hỗ trợ từ Nghị quyết 69, giúp nhiều hộ ở xã Phú Thịnh có điều kiện mở rộng quy mô chăn nuôi.

Thực hiện Nghị quyết số 69 và Hướng dẫn số 01/HD-UBND tỉnh ngày 19/2/2021 về việc thực hiện Nghị quyết số 69, cấp ủy, chính quyền xã Phú Thịnh đã chủ động triển khai, phổ biến, tuyên truyền sâu rộng tới các thôn và người dân, đặc biệt là các hộ phát triển chăn nuôi, trồng rừng để nhân dân nắm được chính sách, chủ động đăng ký tham gia. 

Ông Lê Hồng Quân - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Phú Thịnh là địa phương giáp ranh thành phố Yên Bái, trung tâm huyện lỵ và nhân dân chủ yếu phát triển kinh tế chăn nuôi, trồng rừng. Bởi vậy, việc thực hiện các chương trình hỗ trợ về chăn nuôi luôn được địa phương quan tâm, kiểm tra, đánh giá rất kỹ về công tác phòng, chống dịch bệnh (PCDB), kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc vật nuôi của các hộ để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất. Đồng thời, cũng xuất phát từ lợi ích kinh tế của chính mỗi gia đình nên các hộ chăn nuôi luôn ý thức thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp, quy trình PCDB cho vật nuôi”. 

Nhờ đó, sau gần 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 69, đến nay, xã đã xây dựng được 26 mô hình chăn nuôi lợn và trồng trên 48 ha cây keo của 30 hộ dân. 

Các mô hình đều phát triển ổn định, hiệu quả và dự kiến hết năm 2021 tiếp tục hoàn thành thêm 3 mô hình chăn nuôi trâu, bò từ 10 con trở lên/mô hình. 

Là một trong những hộ đã có nhiều năm chăn nuôi lợn, gia đình ông Lê Hồng Dũng ở thôn 3 đang phát triển mô hình chăn nuôi lợn khép kín, duy trì thường xuyên gần 200 con.

Ông Dũng chia sẻ: "Trước đây, giá lợn ổn định nên gia đình tôi duy trì 30 lợn nái và đẻ được bao nhiêu đều nuôi thành lợn thương phẩm. Tuy nhiên, từ đầu năm 2021, giá lợn lên xuống thất thường, giá cám tăng cao nên chăn nuôi gặp khó khăn trong khi đàn lợn nái đã đến kỳ thay đàn mới nên tôi định giảm đàn xuống, trước mắt là đàn lợn nái. Tuy nhiên, với động lực từ nguồn hỗ trợ theo Nghị quyết 69, dù không nhiều nhưng tôi đã mạnh dạn đăng ký tham gia mô hình và nhập thêm 20 lợn nái về gây giống để duy trì đàn”. 

Với mô hình khép kín tại chỗ, chỉ riêng cám mua ở ngoài và thực hiện nghiêm ngặt quy trình PCDB đã giúp đàn vật nuôi phát triển ổn định nên những năm trước, sau khi trừ hết chi phí, bình quân gia đình ông Dũng hàng năm có lãi vài trăm triệu đồng. 

Cùng với chăn nuôi, xã Phú Thịnh có 30 hộ dân được hỗ trợ mua giống cây trồng theo Nghị quyết 69 với tổng diện tích trên 48 ha, toàn bộ là giống keo nhập nội. 

Ông Nguyễn Tiến Hưởng, Trưởng thôn 6 phấn khởi chia sẻ: "Là thôn có nhiều hộ phát triển kinh tế đồi rừng, những năm trước đây, bà con chủ yếu trồng giống keo ta nên lúc cây nhỏ rất hay bị gẫy do gió bão, lốc xoáy khiến nhiều nhà phải chặt bỏ, trồng lại. Năm 2021, được hỗ trợ theo Nghị quyết 69, thôn có hơn chục hộ với diện tích trên 15 ha được hỗ trợ giống keo nhập nội. Giống keo này lớn rất nhanh, thân mập, tán hình chóp nón nên khả năng chống chịu gió tốt hơn giống keo ta. Đây là động lực giúp bà con yên tâm phát triển trồng rừng”. 

Nhờ động lực từ Nghị quyết 69, nhân dân xã Phú Thịnh có thêm điều kiện duy trì mô hình sản xuất, mở rộng quy mô, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống. Hiện, tổng đàn gia súc chính của xã đạt trên 11.100 con, với đàn trâu, bò hơn 600 con, lợn trên 10.480 con và hàng chục nghìn con gia cầm các loại. Chăn nuôi, trồng rừng đã góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế của xã, giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 14,16%, nâng bình quân thu nhập đầu người lên trên 39 triệu đồng/năm 2021.                                                      
A Mua

Tags Phú Thịnh Yên Bình hồ Thác Bà Nghị quyết 69 sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản

Các tin khác
Máy CDM được Agribank đưa vào hoạt động tại số nhà 133, đường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái.

Ngày 3/12, Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái đã khai trương, đưa vào hoạt động máy CDM có chức năng gửi, rút tiền tự động đa chức năng thế hệ mới (Autobank) hoạt động 24/7 tại địa chỉ: Số 133, đường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái (trụ sở chính của Agribank Bắc Yên Bái).

Ảnh chỉ mang tính minh họa.

Theo Bộ Xây dựng, đánh giá tổng hợp thực trạng về quy hoạch, kiến trúc nông thôn là việc quan trọng để kịp thời đưa ra giải pháp, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Chỉ số giá tiêu dùng trong 11 tháng tăng 1,84% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng thấp nhất 5 năm qua

Chỉ số giá tiêu dùng trong 11 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,84% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng thấp nhất 5 năm qua. Tuy nhiên, áp lực lạm phát trong năm 2022 là rất lớn do nguy cơ “nhập khẩu lạm phát” có xu hướng tăng cao và cầu kéo.

Thu ngân sách 11 tháng vượt kế hoạch cả năm 2021

Tổng thể cân đối ngân sách Nhà nước 11 tháng có thặng dư, trong đó ngân sách Trung ương bội chi, còn ngân sách địa phương thặng dư lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục