Viễn Sơn phát triển vùng quế hữu cơ

  • Cập nhật: Thứ hai, 6/12/2021 | 1:42:32 PM

YênBái - Những năm qua, nông dân xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên đã phát triển vùng quế theo hướng hữu cơ, không những nâng cao giá trị cây quế, tạo đầu ra cho sản phẩm ổn định mà còn bảo vệ môi trường sống.

Nông dân huyện Văn Yên sơ chế vỏ quế.
Nông dân huyện Văn Yên sơ chế vỏ quế.

Là một thanh niên trẻ tuổi, song Nguyễn Thế Xuyên ở thôn Khe Dứa đã có trên 5 ha quế 8 năm tuổi. Toàn bộ diện tích này đều được Xuyên trồng theo hướng hữu cơ, tức là không bón phân hóa học, không sử dụng thuốc diệt cỏ hay bất cứ hóa chất nào. 

Theo Xuyên, trồng quế mất công nhất là công đoạn phát cỏ, vì phải làm thủ công. 3 năm đầu, mỗi năm phải làm cỏ 3 lần. Từ năm thứ 3 trở lên thì 1 lần mỗi năm. Nhóm thanh niên trong thôn của Xuyên cũng đã tập hợp, thành lập một đội trên 10 người để đến thời điểm phát cỏ thì cùng nhau làm, không phải thuê lao động, giảm chi phí. 

Xuyên chia sẻ: "Tuy chưa được cấp giấy chứng nhận về sản xuất hữu cơ, nhưng tôi tự mình sản xuất theo tư duy hữu cơ. Trồng theo cách này, tuy mất công mất sức, thời gian thu hoạch kéo dài hơn nhưng sẽ đem lại nhiều lợi ích. Quế bán được giá hơn, lại bán được toàn bộ các bộ phận của cây quế từ thân, vỏ, lá… Với 5 ha quế, tuy chưa đến đúng thời điểm thu hoạch nhưng tỉa lá, tỉa cây từ năm thứ 5, thứ 6 cũng đã cho gia đình tôi thu nhập 300 triệu đồng, dự kiến 10 năm nữa sẽ thu được 3 tỷ đồng”. 

Xác định quế là cây kinh tế chủ lực, mũi nhọn trong xóa đói, giảm nghèo và làm giàu, xã Viễn Sơn luôn khuyến khích người dân mở rộng diện tích quế cũng như thay đổi tập quán canh tác theo hướng hữu cơ. Hiện nay, trên địa bàn xã có trên 2.600 ha đất trồng quế thì có trên 70% diện tích sản xuất theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập khá cho nhân dân. Năm 2021, khai thác quế vỏ cả năm dự ước đạt 700 tấn, giá trị đạt 35 tỷ đồng; lá quế đạt 6.000 tấn, trị giá 9 tỷ đồng; ươm quế giống trị giá 5 tỷ đồng… 

Cùng với việc không bón phân hóa học, không sử dụng thuốc trừ cỏ, 500 ha trồng quế hữu cơ của 53 hộ dân ở Viễn Sơn còn được liên kết thêm canh tác nông nghiệp bền vững, tức là trồng quế hữu cơ kết hợp với bảo vệ môi trường từ năm 2020. 

Là một trong 53 hộ này, anh Trần Văn Tráng - Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Sản xuất và Kinh doanh tổng hợp CQ chia sẻ: "Chúng tôi đã được hướng dẫn để thu gom, xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp ở khu vực sản xuất và khu vực xung quanh nhà ở, trồng đa dạng cây trên đất; từ đó, bảo vệ đa dạng sinh học. Bản thân tôi cũng vừa là người trồng vừa là người thu mua quế hữu cơ để xuất sang thị trường Nhật Bản, tôi thấy, người trồng quế hiện nay đã thay đổi nhận thức trong canh tác quế để nâng cao giá trị sản phẩm. Bình quân những năm trước dịch Covid-19, doanh nghiệp của tôi thu mua khoảng 300 tấn quế, doanh thu đạt 17 tỷ đồng”.

Từ trồng quế, nhiều hộ dân ở Viễn Sơn đã phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Vừa qua, xã đặc biệt khó khăn Viễn Sơn đã đạt chuẩn nông thôn mới, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, hộ nghèo chỉ còn chiếm 6,33%, hộ cận nghèo chiếm 3,17%, thu nhập bình quân đầu người đạt 39 triệu đồng/người/năm. 

Ông Bàn Phúc Hín - Chủ tịch UBND xã Viễn Sơn cho biết: Để nâng cao giá trị cây quế, tạo thương hiệu và phát triển bền vững, xã tiếp tục tuyên truyền bà con thay đổi thói quen chăm sóc cây quế từ phun thuốc cỏ, bón phân hóa học sang phát cỏ thủ công và không bón phân hóa học các loại, hướng đến xây dựng vùng sản xuất quế an toàn, đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Cùng với đó, phối hợp với các doanh nghiệp, công ty tổ chức ký hợp đồng với người dân thực hiện xây dựng vùng sản xuất quế đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Hiện, trên địa bàn xã có 1 mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm quế hữu cơ giữa Công ty TNHH OLAM Việt Nam với 23 hộ dân, diện tích là 112,7 ha. 

Hoài Anh

Tags Viễn Sơn quế hữu cơ bảo vệ môi trường xử lý nước thải rác thải

Các tin khác

Sáng 6/12, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ 3 về công nghiệp 4.0 với chủ đề “Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19 và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong kỷ nguyên số” đã chính thức diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại gần 100 điểm cầu trên cả nước.

Giao dịch vàng tại doanh nghiệp.

Dù giá vàng trong nước chỉ nhích nhẹ nhưng thương hiệu vàng SJC trong nước lại điều chỉnh tăng mạnh, dẫn tới chệnh lệch với vàng thế giới ngày càng nới rộng, lên tới 11,9 triệu đồng.

Nhân dịp bay trở lại, Vietravel Airlines tung ra nhiều chương trình giảm giá thu hút khách.

Từ 6/12, hãng hàng không nội địa của Việt Nam Vietravel Airlines sẽ cất cánh trở lại, đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong giai đoạn cuối năm và cao điểm Tết.

Một số nghiên cứu cho thấy, dịp cuối năm và Tết Nguyên Đán năm nay nhu cầu mua sắm của người dân sẽ giảm và thực chất hơn những năm trước.

Các địa phương theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu để chủ động có phương án hoặc đề xuất với các cơ quan chức năng biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục