Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Văn Yên - Bắc Yên Bái: Đồng hành cùng người dân trong phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/12/2021 | 7:44:45 AM

YênBái - Luôn bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh huyện Văn Yên - Bắc Yên Bái đã vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách để không ngừng đưa nguồn vốn vay phát triển sản xuất đến tay người dân. Từ đó, giúp người dân khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống, đặc biệt là trong thời điểm khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Từ nguồn vốn vay của Agribank Chi nhánh huyện Văn Yên - Bắc Yên Bái, Công ty TNHH Trần Tuấn, xã Mậu Đông luôn hoạt động ổn định, bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động.
Từ nguồn vốn vay của Agribank Chi nhánh huyện Văn Yên - Bắc Yên Bái, Công ty TNHH Trần Tuấn, xã Mậu Đông luôn hoạt động ổn định, bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động.

Đến thăm Công ty TNHH Trần Tuấn, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên - một trong những khách hàng của Agribank Chi nhánh huyện Văn Yên - Bắc Yên Bái, bà Trần Thị Hòa - Phó Giám đốc Công ty cho chúng tôi hay: "Những ngày đầu mới thành lập, gia đình tôi được Agribank Chi nhánh huyện Văn Yên - Bắc Yên Bái tạo điều kiện cho vay 400 triệu đồng để mua máy ép quế và mua sản phẩm từ quế. Sau gần 10 năm đi vào sản xuất ổn định, Công ty luôn được Ngân hàng đồng hành với tổng dư nợ đến thời điểm này là 5 tỷ đồng để tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm cho 17 lao động với thu nhập bình quân từ 4,5 - 5 triệu đồng/người/tháng...". 

Với sản lượng trung bình hàng năm đạt trên 500 tấn quế vỏ, sản phẩm của Công ty TNHH Trần Tuấn được thị trường trong và ngoài nước đánh giá cao. Đặc biệt, trong 2 năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Agribank Chi nhánh huyện Văn Yên - Bắc Yên Bái hỗ trợ khách hàng giảm lãi suất cho vay từ 8% xuống còn 7,2%. Đó thực sự là điểm tựa để, doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, ổn định phát triển kinh tế.

Không chỉ riêng gia đình bà Hòa, nhiều hộ dân đã vay vốn của Agribank Chi nhánh huyện Văn Yên - Bắc Yên Bái đều phấn khởi vì có nguồn vốn hỗ trợ để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế. 

Bà Phạm Thị Vân, thôn Yên Thành, xã Yên Hợp cho biết: "Khi thực hiện mô hình nuôi thỏ thương phẩm vào năm 2018, gia đình tôi được Agribank Chi nhánh huyện Văn Yên - Bắc Yên Bái cho vay 100 triệu đồng. Có vốn, gia đình đầu tư nuôi 50 thỏ bố mẹ rồi cứ thế phát triển dần lên đến 500 thỏ thương phẩm. Đến nay, mô hình nuôi thỏ của gia đình tôi phát triển tốt, với thu nhập trung bình hàng năm từ 170 - 200 triệu đồng”.

Đến hết tháng 11/2021, Agribank Chi nhánh huyện Văn Yên - Bắc Yên Bái có tổng dư nợ trên 1.900 tỷ đồng, tăng 180 tỷ đồng (tăng 11% so với đầu năm). Sự hỗ trợ từ phía Agribank Chi nhánh huyện Văn Yên - Bắc Yên Bái đã giúp bà con có vốn để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

Bên cạnh đó, với mục tiêu kinh doanh hướng tới mọi đối tượng khách hàng, đổi mới phong cách phục vụ và hoàn thiện chất lượng dịch vụ ngân hàng, trước tác động và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Chi nhánh tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng do chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo chỉ đạo của ngành. 

Theo đó, đến hết tháng 10/2021, tổng dư nợ được giảm lãi suất lũy kế là trên 2.440 tỷ đồng, số khách hàng giảm lãi suất lũy kế là 9.620 khách hàng. Dự ước năm 2021, tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng là 13 tỷ đồng. Đồng thời, để đảm bảo thuận tiện cho khách hàng trong giao dịch, thanh toán, giảm thiểu tiếp xúc, nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19, Agribank Chi nhánh huyện Văn Yên - Bắc Yên Bái đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng điện tử.

Ông Nguyễn Quốc Chí - Giám đốc Agribank Chi nhánh huyện Văn Yên - Bắc Yên Bái cho biết: Thời gian tới, Chi nhánh tiếp tục bám sát các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện để phục vụ khách hàng. Trong đó, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức hội, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động mạng lưới cho vay thông qua tổ vay vốn. 

Đồng thời, đẩy mạnh triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn để các xã, thị trấn, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa được tiếp cận nhanh chóng và thuận lợi các chương trình cho vay ưu đãi của ngân hàng. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc sử dụng vốn vay, thực hiện Quy chế dân chủ trong đầu tư tín dụng đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.

Thanh Chi

Tags Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Bái tiềm năng thế mạnh Covid-19 ngân hàng điện tử tổ vay vốn

Các tin khác
Một góc nhà ga Bến Thành (quận 1), công trường dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ảnh (tư liệu- minh họa)

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 2048/QĐ-TTg về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2022.

Doanh nghiệp, người dân chịu tác động của Covid-19 được giảm nhiều lại thuế. (Ảnh minh họa)

Tổng cục Thuế cho biết thời gian qua đã tăng cường kiểm tra tập trung vào các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề hưởng lợi từ dịch COVID-19, nhất là đối với loại hình kinh doanh qua mạng, quảng cáo trực tuyến có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

Thịt nhập khẩu bán tại siêu thị ở TP HCM

Theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), nhập khẩu thịt (trâu, bò, heo, gà) đang có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá vàng SJC hiện cao hơn giá vàng thế giới gần 12 triệu đồng. (Ảnh minh họa)

Cùng chung xu hướng với giá vàng thế giới, giá vàng trong nước sáng nay (8/12) bật tăng trở lại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục