Thay đổi 6 cụm từ thể hiện xuất xứ hàng hóa ghi trên nhãn

  • Cập nhật: Thứ bảy, 11/12/2021 | 10:16:43 AM

Xuất xứ hàng hóa ghi trên nhãn thể hiện bằng một trong các cụm từ sau: "sản xuất tại", "chế tạo tại", "nước sản xuất", "xuất xứ", "sản xuất bởi", "sản phẩm của" kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ...

Xuất xứ hàng hóa ghi trên nhãn được thể hiện bằng 6 cụm từ mới
Xuất xứ hàng hóa ghi trên nhãn được thể hiện bằng 6 cụm từ mới

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

Theo đó, Nghị định 111 sửa đổi, bổ sung Điều 15 xuất xứ hàng hóa. Nghị định nêu rõ tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác. Các đơn vị này cũng phải tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. 

Xuất xứ hàng hóa ghi trên nhãn thể hiện bằng một trong các cụm từ sau: "sản xuất tại", "chế tạo tại", "nước sản xuất", "xuất xứ", "sản xuất bởi", "sản phẩm của" kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc ghi theo quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa. 

Nếu hàng hóa không xác định được xuất xứ theo quy định nêu trên thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Xuất xứ được thể hiện bằng một trong các cụm hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như sau: "lắp ráp tại"; "đóng chai tại"; "phối trộn tại"; "hoàn tất tại"; "đóng gói tại"; "dán nhãn tại" kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.

Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa không được viết tắt.

Ngoài ra, Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 12 về tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa. Cụ thể, hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên nhãn hàng hóa.

Hàng hóa là trang thiết bị y tế được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của chủ sở hữu số lưu hành. Trường hợp trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân trên giấy phép nhập khẩu.

(Theo Dân trí)

Các tin khác
Lượng kiều hố đổ về các nước dự kiến năm 2021, đơn vị Tỷ USDi.

Bất chấp Covid-19, kiều hối về Việt Nam năm nay dự kiến đạt hơn 18 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay và thuộc top 10 nước nhận kiều hối lớn nhất.

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sơn La khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động khoa học, đóng góp vào sự phát triển của Hội Cà phê Sơn La.

Phát triển sản phẩm cà phê đặc sản, nâng tầm thương hiệu, chiếm lĩnh các thị trường quốc tế tiềm năng, đó là định hướng của tỉnh Sơn La, góp phần nâng cao hơn nữa giá trị cây cà phê trong thời gian tới.

Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh vừa đồng ý mở lại các chuyến bay thương mại quốc tế, thời gian thí điểm bắt đầu từ ngày 1/1/2022.

Đây là nội dung của Kế hoạch hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục