Chương trình 135 góp phần thay đổi diện mạo vùng đặc biệt khó khăn Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/12/2021 | 7:44:37 AM

YênBái - Chương trình 135 (hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản ĐBKK) giai đoạn 2016-2020 là dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016-2020, đã được tỉnh tích cực triển khai, góp phần quan trọng vào hiệu quả của Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, thay đổi diện mạo vùng đặc biệt khó khăn.

Những bản làng vùng đặc biệt khó khăn thay đổi một phần nhờ Chương trình 135.
Những bản làng vùng đặc biệt khó khăn thay đổi một phần nhờ Chương trình 135.

Văn Chấn là một trong những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao của tỉnh. Kết quả rà soát hộ nghèo năm 2015 của huyện là 15.170 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 39,53% (theo chuẩn nghèo được áp dụng tại Quyết định số 59 ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ); trong đó, hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 81,11%. Triển khai thực hiện Chương trình 135, giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện, trong cả giai đoạn, đã thực hiện giải ngân tổng số trên 148,5 tỷ đồng. 

Trong đó, hỗ trợ đầu tư xây dựng 114 công trình cơ sở hạ tầng cho các xã ĐBKK, thôn ĐBKK, kinh phí trên 111,5 tỷ đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo, kinh phí trên 37 tỷ đồng. Chương trình 135 đã góp phần quan trọng giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện, nhất là hộ nghèo các địa bàn đặc biệt khó khăn. Giai đoạn 2016 - 2020, toàn huyện đã giảm được 11.963 hộ nghèo, tương đương giảm 29,11% hộ nghèo, bình quân giảm 5,82%/năm. 

Bước vào thực hiện Chương trình 135, giai đoạn 2016-2020, Yên Bái có 81 xã và 177 thôn, bản ĐBKK. Qua 5 năm thực hiện, chỉ tính riêng Chương trình 135, ngân sách Trung ương đã đầu tư, hỗ trợ thực hiện tổng kinh phí 767,93 tỷ đồng. 

Yên Bái xác định đây là nguồn lực hết sức quan trọng, đã quan tâm bố trí từ nguồn ngân sách địa phương trên 253 tỷ đồng thông qua thực hiện các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, làm đường giao thông nông thôn, phát triển nguồn nhân lực… 

Qua đó, đầu tư hỗ trợ xây dựng mới 495 công trình cơ sở hạ tầng gồm các công trình giao thông, thủy lợi, điện, nhà sinh hoạt cộng đồng…; thực hiện duy tu bảo dưỡng 139 công trình; hỗ trợ trên 438.600 con giống vật nuôi cho gần 19.800 lượt hộ; hỗ trợ giống cây lương thực được trên 9.000 ha cho gần 26.300 lượt hộ; hỗ trợ giống cây công nghiệp, lâm nghiệp được trên 1.400 ha cho trên 1.900 lượt hộ… Ngoài ra, còn hỗ trợ các hộ máy móc, phân bón, giống cây ăn quả, các mô hình phát triển sản xuất; nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở…

Nhiều mục tiêu của Chương trình 135, giai đoạn 2016-2020 cơ bản hoàn thành, góp phần quan trọng mở rộng kết cấu hạ tầng vùng nông thôn với nhiều công trình được đầu tư khang trang, phát huy hiệu quả cao, đặc biệt là hệ thống đường giao thông, cấp nước, điện lưới quốc gia, trường học và hệ thống thông tin viễn thông… Đến nay, 90% xã có đường ô tô đến trung tâm xã đã được kiên cố có thể đi lại thuận tiện được 4 mùa; trên 75% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 91% dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh…

Nhờ thực hiện có hiệu quả các dự án ổn định và phát triển sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo, người dân được tiếp cận, tham gia trực tiếp vào các mô hình sản xuất tiên tiến, trao đổi kinh nghiệm, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tạo việc làm có thu nhập ổn định…

Cùng với các chương trình, dự án của Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững và các nguồn lực khác, Chương trình 135 đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh, đặc biệt là tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trong 5 năm giảm 38,3%, từ 50,41% năm 2016 xuống còn 12,1% năm 2020, bình quân mỗi năm giảm 7,66%, giảm gấp 1,9 lần so với mục tiêu giảm nghèo của cả nước.

Số xã, thôn, bản ĐBKK giảm đáng kể. Theo Quyết định số 861 của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/6/2021 và Quyết định 612 ngày 16/9/2021 của Ủy ban Dân tộc, tỉnh Yên Bái đã giảm 22 xã khu vực III, 57 xã khu vực II; 122 thôn, bản ĐBKK của xã khu vực II, I. Đến nay, 9 xã ĐBKK đạt chuẩn nông thôn mới. 

Theo đánh giá của Ban Dân tộc tỉnh, qua thực hiện Chương  trình 135, kinh tế vùng cao, vùng ĐBKK từng bước phát triển mạnh mẽ, xóa được tình trạng đói lưu niên, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo; đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số có sự chuyển biến tích cực; đồng thời góp phần giảm tình trạng di cư tự do, chặt phá rừng làm nương, tái trồng cây thuốc phiện, ổn định an ninh chính trị, quốc phòng tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK. Chương trình ngày càng khẳng định niềm tin sâu sắc của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. 
Thu Hạnh

Tags Chương trình 135 vùng đặc biệt khó khăn dự án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Ban Dân tộc tỉnh

Các tin khác
Công nhân Điện lực Yên Bái kiểm tra, bảo dưỡng trạm biến áp đảm bảo điện dịp cuối năm.

Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, song Công ty Điện lực Yên Bái (PCYB) vẫn luôn nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống lưới điện an toàn, ổn định, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Từ những kết quả đạt được, Công ty tiếp tục duy trì triển khai các giải pháp hiệu quả nhằm tăng tốc hoàn thành “nhiệm vụ kép” cuối năm.

Nhiệt độ xuống thấp, người chăn nuôi ở xã Tà Xi Láng đã nuôi nhốt gia súc tập trung tại chuồng.

Những ngày này, không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ ở xã vùng cao Tà Xi Láng, huyện Trạm Tấu giảm từ 6 - 10 độ C, gây rét đậm, rét hại và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân, nhất là các hộ chăn nuôi gia súc.

Ngành chế biến chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021. (Ảnh minh họa)

Tính chung cả năm 2021, GDP của Việt Nam tăng 2,58%, thấp hơn mức 2,91% của năm ngoái và cũng là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.

Hội Nông dân tỉnh giải ngân Dự án “Trồng rừng quế” từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh cho hội viên nông dân xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên.

Nhằm tạo nguồn vốn cho nông dân, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tích cực tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai các giải pháp xây dựng nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), trong đó chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động xây dựng quỹ từ đóng góp xã hội hóa, đồng thời đề xuất cấp ủy, chính quyền địa phương, Quỹ HTND Trung ương bổ sung, ủy thác cho Quỹ HTND các cấp trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục