Nông nghiệp, nông thôn Yên Bái diện sắc mới

  • Cập nhật: Thứ bảy, 1/1/2022 | 8:28:58 AM

YênBái - Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 gây tác động không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp, làm đứt gãy, gián đoạn chuỗi cung ứng, song ngành nông nghiệp Yên Bái vẫn tăng trưởng và đang đóng góp quan trọng vào nền kinh tế - xã hội của tỉnh…

Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tham gia “Ngày thứ Bảy cùng dân” với bà con thôn Quăn, xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn.
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tham gia “Ngày thứ Bảy cùng dân” với bà con thôn Quăn, xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn.

Điểm sáng trong gian khó

Năm 2021 khu vực nông nghiệp, nông thôn Yên Bái triển khai thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện hết sức khó khăn và nhiều thách thức. Đó là, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã làm đứt gãy các chuỗi cung ứng - tiêu thụ nông sản, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất, xuất khẩu nông sản chủ lực của tỉnh. Không chỉ vậy, dịch bệnh trên đàn gia súc diễn biến phưc tạp; giá đầu vào vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi lại cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân và doanh nghiệp. 

Trước thực trạng trên, bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, ngành nông nghiệp đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh để bảo đảm thích ứng tốt với những diễn biến phức tạp của thời tiết cũng như thị trường. Nhờ đó, khu vực nông nghiệp nông thôn Yên Bái vẫn đạt được những kết quả khá toàn diện, đảm bảo tiến độ kế hoạch và kịch bản tăng trưởng đề ra. 

Theo Cục Thống kê, năm 2021, tốc độ tăng trưởng nông - lâm nghiệp và thủy sản vẫn đạt 5,36%, đóng góp 23,17% vào mức tăng chung của nền kinh tế, đứng thứ 4 trong 14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. 


Không chỉ vượt chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng mà các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch như: tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 321.752 tấn, đạt 101,82% kế hoạch tăng 0,62% so với cùng kỳ; tổng đàn gia súc chính ước đạt 752.500 con, đạt 100% kế hoạch; sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại ước đạt 66.049 tấn, đạt 113,8% kế hoạch; sản lượng vỏ quế khô ước đạt 18.820 tấn, đạt 104,56% kế hoạch... 

Từ đó, không chỉ góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống mà còn phục vụ xuất khẩu. Năm 2021 cũng ghi dấu ấn của ngành trong điều hành chuỗi sản xuất, chế biến và đặc biệt là trong tiêu thụ nông sản.  

Cụ thể, đã phối hợp với các ngành triển khai đồng bộ các giải pháp để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất chế biến; tháo gỡ khó khăn về lưu thông mà còn hỗ trợ, đào tạo nông dân, nhà sản xuất đẩy mạnh phân phối hàng hóa nông sản trên nền các sàn thương mại điện tử lớn như: Alibaba.com; Sendo; Voso, Postmart... 

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nguồn lực hỗ trợ trung ương còn hạn chế, song chương trình xây dựng nông thôn mới vẫn tiếp tục lan tỏa, nhiều xã vẫn tiếp tục cán đích nông thôn mới, nhiều địa phương hướng tới nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao. 

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cũng được triển khai mạnh mẽ, nhiều giải pháp quảng bá, xúc tiến thương mại được tổ chức triển khai, giúp các chủ thể thích ứng hiệu quả trong điều kiện dịch bệnh. Đến nay, toàn tỉnh đã có 104 sản phẩm được đánh giá, phân hạng và được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP. 

Đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 88 xã/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Trong khó khăn dịch bệnh, những thành quả này trở thành dấu ấn của ngành nông nghiệp, góp phần quan trọng để nền kinh tế chung của tỉnh giữ được mức tăng trưởng 7,11%.

Tiếp tục cơ cấu ngành toàn diện

Với đặc thù 85% diện tích đất nông nghiệp, 80% dân số và gần 60% lao động sống tại khu vực nông thôn, tỉnh luôn xác định nông nghiệp là nền tảng phát triển, là trụ đỡ quan trọng của nền kinh tế, góp phần quan trọng bảo đảm an sinh xã hội, nhất là trong trường hợp xuất hiện đại dịch như hiện nay. 

Để ngành nông nghiệp tiếp tục đảm trách vai trò trụ đỡ bền vững, thời gian tới, ngành tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới một cách toàn diện, thiết thực và hiệu quả, chuyển dần tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp hướng tới mục tiêu "Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”. 

Theo đó, năm 2022, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất theo từng lĩnh vực và nhóm sản phẩm có lợi thế của tỉnh. Cụ thể, trong lĩnh vực trồng trọt, ngành  phát triển sản xuất theo hướng tập trung quy mô lớn gắn với đẩy mạnh thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao, phát huy lợi thế so sánh của sản phẩm và lợi thế vùng, miền. 

Đồng thời, phát triển vùng nguyên liệu chuyên canh với các sản phẩm chủ lực, đặc sản, cấp mã số được vùng trồng, mã vạch sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng VietGAP, GlobalGAP... gắn với các khu, cụm công nghiệp chế biến và hệ thống vận chuyển, kho bãi, tiêu thụ; nghiên cứu, mở rộng quy mô các sản phẩm mới, có chất lượng, giá trị gia tăng cao. 

Trong lĩnh vực chăn nuôi, khuyến khích chăn nuôi hàng hóa tập trung ở vùng thấp theo hướng thu hút các nhà đầu tư lớn, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, kết hợp với chăn nuôi quy mô bán công nghiệp, trang trại, gia trai, an toàn sinh học, gắn với thu mua, giết mổ tập trung, chế biến; phát triển chăn nuôi đặc sản theo hình thức trang trại ở vùng cao. 

Cùng đó, Yên Bái phát triển lâm nghiệp đa mục tiêu; phát triển trồng rừng gỗ lớn, cấp chứng chỉ FSC và lâm sản ngoài gỗ gắn với chế biến sâu phục vụ xuất khẩu. Bên cạnh tập trung vào các sản phẩm có lợi thế, tỉnh tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức sản xuất; mở rộng các mô hình, dự án liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị, gắn với các sản phẩm chủ lực, đặc sản, sản phẩm OCOP có chất lượng, giá trị gia tăng cao, có năng lực cạnh tranh trên thị trường. 

Trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay, để thúc đẩy tiêu thụ nông sản, ngành nông nghiệp sẽ triển khai hiệu quả mô hình chợ nông sản 4.0, sàn giao dịch thương mại điện tử, sàn giao dịch sản phẩm OCOP. Cùng đó, tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới toàn diện, đi vào chiều sâu một cách đồng bộ, vững chắc, đặc biệt xây dựng nông thôn mới ở những địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Văn Thông

Tags Nông nghiệp sinh thái nông thôn hiện đại nông dân thông minh chuỗi cung ứng sản xuất chế biến sản lượng thịt hơi Mỗi xã một sản phẩm OCOP COVID-19

Các tin khác

Quyết tâm cao độ và nỗ lực thực hiện đến hết ngày 31/12, toàn tỉnh đã thu ngân sách đạt 4.383 tỷ đồng, vượt 71% dự toán Trung ương giao, vượt 9,6%, dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 22% so với năm 2021. Trong đó, thu cân đối đạt trên 2.156 tỷ đồng, đạt 111,7%. Nhiều địa phương hoàn thành dự toán tỉnh giao trước thời hạn gần 1 tháng, tiêu biểu như huyện Văn Yên, Yên Bình, thành phố Yên Bái, Trạm Tấu. 4.383 tỷ đồng là số thu ngân sách cao nhất của tỉnh Yên Bái từ trước đến nay. Đây là tiền đề, động lực để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu ngân sách, ổn định phát triển kinh tế trong năm 2022 và trong những năm tiếp theo.

Cho phép khai thác Boeing 737 Max trên lãnh thổ Việt Nam.

Từ ngày 31.12.2021, Cục Hàng không Việt Nam quyết định cho phép khai thác các chuyến bay thực hiện hoạt động bay dân dụng sử dụng kiểu loại tàu bay Boeing 737 Max trong lãnh thổ Việt Nam.

Hội Nông dân tỉnh kiểm tra hoạt động vay vốn của hội viên nông dân tại xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ.

Để hỗ trợ nông dân về vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh, những năm qua, Hội Nông dân tỉnh tiếp tục ký kết chương trình phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để tuyên truyền tới nông dân các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phối hợp tạo điều kiện cho nông dân được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ.

Nhà máy Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu xã Vũ Linh đã hoàn thành thực hiện các biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm môi trường, hoạt động trở lại.

Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã và đang nỗ lực xử lý và đưa các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh ra khỏi danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 1/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục