Sản xuất công nghiệp Yên Bái: Nhiều ngành trọng điểm tăng trưởng cao

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/1/2022 | 7:31:47 AM

YênBái - Thời gian qua, mọi lĩnh vực sản xuất đều ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh Covid-19, nhưng năm 2021, Yên Bái vẫn được đánh giá là một địa phương ở khu vực miền núi phía Bắc duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao so với cùng kỳ.

Sản xuất hàng dệt may tại Công ty TNHH Unico Global YB, Khu Công nghiệp Âu Lâu, thành phố Yên Bái.
Sản xuất hàng dệt may tại Công ty TNHH Unico Global YB, Khu Công nghiệp Âu Lâu, thành phố Yên Bái.


Có thời điểm một số nhà máy, xí nghiệp phải tạm dừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất trong thời gian ngắn thực hiện các biện pháp mang tính tình thế để duy trì sản xuất như: áp dụng "3 tại chỗ”, "1 cung đường 2 điểm đến”; nghẽn việc cung ứng nguyên vật liệu, nhân công, vận chuyển hàng hóa thành phẩm... 

Tuy nhiên, nhờ linh hoạt, sáng tạo trong quản lý, vận hành, tận dụng tốt các điều kiện thị trường, tập trung đẩy mạnh sản xuất ngay khi được sản xuất bình thường trở lại, sản lượng và giá trị các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh cơ bản tăng trưởng tốt. Cùng với kinh nghiệm vượt khó sản xuất trong 2 năm qua, ngành công nghiệp đang chuẩn bị những bước thích ứng mới để phát triển sản xuất trong thời gian tới. 

Theo Sở Công Thương, chỉ số SXCN tháng 12/2021 tăng 1,14% so với tháng trước và tăng 15,7% so với tháng 12/2020. Tính chung cả năm 2021, chỉ số công nghiệp toàn ngành tăng 9,12% so với cùng kỳ. 

Trong các ngành công nghiệp, ngành khai khoáng tăng 18,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,5%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng tăng 6,82%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,42%. 

Phân theo ngành công nghiệp cấp 2 thì một số ngành sản xuất có chỉ số sản xuất cả năm 2021 tăng cao so với năm 2020 như: khai thác quặng kim loại tăng 41,22%; dệt tăng 18,35%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 11,76%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 13,16%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 8,49%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 20,22%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 14,49%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 8,52%; sản xuất kim loại tăng 46,71%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 9,67%...

Năm 2021, Yên Bái được đánh giá là một địa phương ở khu vực miền núi phía Bắc duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao so với cùng kỳ. Theo đánh giá của Sở Công Thương, sở dĩ tình hình SXCN năm 2021 đạt kết quả tốt nhờ động lực từ một số sản phẩm chủ lực được mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng trưởng tốt. 

Bên cạnh đó, một số nhà máy, dự án mới đi vào hoạt động cũng đã gia tăng sản lượng đóng góp cho tăng trưởng công nghiệp của tỉnh. Năm 2022, SXCN tiếp tục được xác định là động lực sản xuất quan trọng trong mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

Sở Công Thương nhận định: Đối với lĩnh vực công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có định hướng xuất khẩu như: hàng may mặc, khai khoáng, chế biến gỗ... tiếp tục là động lực quan trọng cho tăng trưởng của tỉnh. 

Nguyên nhân, do nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sẽ gia tăng trong giai đoạn kinh tế của các nước trên thế giới từng bước được phục hồi trong bối cảnh kiểm soát được dịch Covid -19 sau tiêm chủng vắc-xin. Một số dự án lớn trong lĩnh vực công nghiệp dự kiến hoàn thành đi vào hoạt động sẽ gia tăng sản lượng hàng hóa công nghiệp của tỉnh.

Theo đại diện lãnh đạo Sở Công Thương, thời gian tới, Sở tiếp tục tập trung tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo phòng, chống dịch; ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, cơ sở kinh doanh kiểm soát, đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid -19 theo hướng dẫn của Bộ Công Thương, Bộ Y tế, nhất là tại các doanh nghiệp sản xuất có nhiều lao động; hướng dẫn các doanh nghiệp lập, cập nhật "Bản đồ chung sống an toàn với dịch Covid-19”. 

Sở cũng sẽ chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách để hỗ trợ, duy trì, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tuyệt đối không để gián đoạn sản xuất, nhất là các doanh nghiệp chủ lực có đóng góp lớn cho tăng trưởng, thu ngân sách, giải quyết việc làm của tỉnh. 

Tham mưu với UBND tỉnh xây dựng đề án, cơ chế, chính sách thu hút và mở rộng quy mô sản xuất các ngành công nghiệp có thế mạnh của tỉnh, trọng tâm là phát triển công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất một số sản phẩm công nghiệp truyền thống có thế mạnh của tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2022-2025.

Quang Thiều

Tags Sản xuất công nghiệp tăng trưởng linh hoạt điều hành

Các tin khác
Các doanh nghiệp, cửa hàng trên địa bàn tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ hàng tết phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.

Là doanh nghiệp (DN) có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành tiêu dùng và bán lẻ, ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Giám đốc DN tư nhân Thương mại Tuấn Tuyết, phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái cho rằng, việc chuẩn bị hàng hóa cho tiêu thụ dịp tết là điều mà bất kỳ DN nào cũng làm rất cẩn thận.Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng của thị trường tết năm nay hoàn toàn khác so với những năm trước.

Trung Quốc khai trương chuyến tàu RCEP đầu tiên đến Việt Nam.

Một chuyến tàu liên vận quốc tế chở đầy hàng hóa đã khởi hành từ Cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) đến Hà Nội (Việt Nam).

Năm 2021, cả nước có 116,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập với tổng số vốn đăng ký là 1.611,1 nghìn tỷ đồng và vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 13,8 tỷ đồng.

Ảnh minh họa.

Bộ NN&PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục