Đảm bảo tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi phục vụ Tết Nguyên đán

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/1/2022 | 7:33:09 AM

Theo ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, các thực phẩm gồm thịt, trứng, sữa,... phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán đều có thể chủ động được ở trong nước. Tuy nhiên, vấn đề cần có các giải pháp để làm sao tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi này cho bà con và đảm bảo sự lưu thông trong dịp Tết.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2021 là năm hết sức khó khăn khi ngành chăn nuôi vừa phải ứng phó với dịch COVID-19 vừa phải kiểm soát tốt dịch bệnh trên động vật, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi, vẫn chưa có vắc xin để phòng bệnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro, cũng như cúm gia cầm, với chủng mới như H5N8,… Tuy nhiên, tính đến hết năm 2021, các chỉ tiêu của ngành chăn nuôi đều đạt và vượt rất cao.

Theo đó, ước tính cả năm 2021, tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân đạt khoảng 5-6%. Sản lượng thịt các loại khoảng 6,2 triệu tấn, trong đó, thịt lợn đạt khoảng 3,82 triệu tấn (tăng 6,1%), thịt gia cầm đạt khoảng 1,7 triệu tấn (tăng 5,8%), thịt gia súc ăn cỏ đạt khoảng 0,68 triệu tấn (tăng 6%), sản lượng trứng khoảng 16 tỷ quả (tăng 7,5%), sản lượng sữa khoảng 1,2 triệu tấn (tăng 11,5%).

Về sản phẩm chăn nuôi phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới, ông Chinh cho biết, các sản phẩm như thịt lợn, thịt gia cầm và kể cả sữa đều tăng. Tuy nhiên, cần phải tăng cường xúc tiến thương mại, cùng với các Sở NN&PTNT, doanh nghiệp,… để tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi này cho bà con và đảm bảo sự lưu thông trong dịp Tết. Ông Chinh khẳng định những sản phẩm cơ bản của chăn nuôi như thịt, trứng, sữa phục vụ cho Tết Nguyên đán hoàn toàn có thể chủ động được và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở trong nước.

Cũng theo ông Chinh, với sức sản xuất của ngành chăn nuôi còn rất lớn, trong năm 2022, nếu vẫn có những tác động như: không có khách du lịch, các bếp ăn vẫn chưa được hoạt động,… thì đây sẽ là bài toán đặt ra cho việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, cần được tháo gỡ để người chăn nuôi được đảm bảo lợi ích nhằm tiếp tục sản xuất. Đồng thời, cần làm sao để các doanh nghiệp như doanh nghiệp FDI có trình độ vốn, công nghệ tham gia xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, trước hết, ưu tiên cho các sản phẩm như gia cầm, trứng, mật ong, yến,… nhằm giảm tải áp lực cho việc tiêu thụ trong nước.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Nghị định số 03/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai là 50 triệu đồng; lĩnh vực đê điều là 100 triệu đồng; lĩnh vực thủy lợi là 250 triệu đồng.

Tiết mục văn nghệ tại lễ bế mạc Festival

Festival Lúa gạo Việt Nam lần V thu hút sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp trong khu vực, với gần 400 gian hàng.

Nhiều hộ nghèo đã có thêm điều kiện xây dựng các mô hình phát triển sản xuất từ nguồn vốn vay ưu đãi.

Đồng hành cùng nhân dân trong hành trình thoát nghèo, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh đã triển khai chương trình cho vay vốn ưu đãi, giúp hộ nghèo có thêm điều kiện ổn định đời sống, tạo việc làm, tăng thu nhập, vươn lên làm giàu chính đáng.

Công nhân Công ty cổ phần Eco Green Plastic JSC tại huyện Yên Bình đóng gói sản phẩm xuất khẩu.

Mặc dù chịu tác động bởi dịch Covid-19, nhưng với sự quyết liệt chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền, sự nỗ lực của ngành chức năng và tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành thuế, hải quan, lần đầu tiên số thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh đạt 4.383 tỷ đồng, bằng 109,6% kế hoạch, tăng 22% so với năm 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục