“Sân chơi OCOP” góp phần phát triển kinh tế tập thể

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/1/2022 | 1:58:26 PM

YênBái - Khu vực kinh tế tập thể (KTTT) nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) ở Yên Bái đã tích cực tham gia “Sân chơi - OCOP”.

Một số sản phẩm chế biến từ quế của huyện Văn Yên đạt tiêu chuẩn OCOP.
Một số sản phẩm chế biến từ quế của huyện Văn Yên đạt tiêu chuẩn OCOP.

Theo đó, đến hết năm 2021, đã có 99 sản phẩm của các HTX đạt tiêu chuẩn OCOP 3 - 4 sao, những sản phẩm có chất lượng và giá trị vượt trội này là tấm vé thông hành giúp các HTX tạo liên kết chuỗi giá trị, tăng sức tiêu thụ, góp phần phát triển KTTT hiệu quả và bền vững.

"Sân chơi OCOP” - hợp tác xã nỗ lực nâng tầm sản phẩm

Khu vực KTTT mà nòng cốt là các HTX ở Yên Bái đã tích cực tham gia Chương trình OCOP và hiện đã có 99 sản phẩm của các HTX ở Yên Bái đạt tiêu chuẩn OCOP 3 - 4 sao/tổng 133 sản phẩm OCOP của tỉnh (tỷ lệ 75%). 

Để tham gia "sân chơi OCOP” các HTX buộc phải thay đổi cách thức sản xuất theo chuỗi giá trị để tạo ra những sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; từ đó, tạo hướng đi mới, hiện đại hiệu quả hơn trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống, đặc sản của địa phương. Không chỉ vậy, những sản phẩm OCOP còn có cơ hội để vươn đến các thị trường lớn trong và ngoài nước. 

Ông Đào Đức Hiếu - Giám đốc HTX Hệ sinh thái du lịch Suối Giàng, huyện Văn Chấn vui mừng cho biết: một sản phẩm OCOP được tin dùng bởi số sao nhận được, thể hiện sự đầu tư, chú trọng các khâu từ nguyên liệu đầu vào, chế biến, bảo quản cho đến đầu ra. 

Bởi vậy, những sản phẩm OCOP 4 sao của HTX vừa được UBND tỉnh Yên Bái công nhận tháng 12/2021 là: Đại lão vương trà - Hồng trà, Đại lão vương trà - Hoàng trà, Đại lão vương trà - Bạch trà, Đại lão vương trà - Diệp trà Suối Giàng là các sản phẩm trà có chất lượng và giá trị vượt trội được xuất khẩu đi châu Âu - một trong các thị trường cao cấp và khó tính nhất thế giới.

Các sản phẩm quế đặc sản nổi tiếng của tỉnh Yên Bái ngày càng lan tỏa sâu rộng tới các thị trường lớn thông qua sân chơi lớn OCOP và nhờ thực hiện hiệu quả các ứng dụng khoa học, công nghệ từ khâu chọn giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm quế đến xây dựng thương hiệu… các HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp thành viên trên địa bàn tỉnh đã có vài chục sản phẩm OCOP quế từ 3 - 4 sao như: tinh dầu quế, bột quế, trà quế, nước rửa chén tinh dầu quế, ống tăm quế... 

Không chỉ cố gắng để sản phẩm quế đạt tiêu chuẩn OCOP, các HTX và doanh nghiệp thành viên còn nỗ lực nâng sao cho sản phẩm OCOP của đơn vị mình để các đặc sản OCOP "Made in Yên Bái” đến với du khách trong và ngoài nước nhanh hơn, xa hơn.

OCOP giúp HTX đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm

Sản phẩm bún khô Thanh Mai của HTX Thanh Mai, huyện Văn Yên là một trong những thương hiệu mới nhưng đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Sản phẩm OCOP 3 sao này đã được UBND tỉnh Yên Bái cấp giấy chứng nhận tháng 12 năm 2021. 

Chị Phạm Thị Thanh - Giám đốc HTX Thanh Mai cho biết: thời gian đầu khi mới thành lập HTX (tháng 5/2021), HTX tiêu thụ được 6 tấn bún khô/tháng, sau vài tháng HTX Thanh Mai tiêu thụ được 30 tấn bún khô/tháng. Đặc biệt, sau khi sản phẩm bún khô Thanh Mai được công nhận OCOP 3 sao đã có những đơn vị từ Hà Nội và Sài Gòn đặt hàng tới 100 tấn bún khô. 

Để có thể trả hàng cho khách đảm bảo đúng hạn và chất lượng, HTX Thanh Mai đã mở rộng cơ sở sản xuất, thuê thêm lao động địa phương, đầu tư thêm máy móc, thiết bị tiên tiến, có công suất hoạt động gần 1.000 kg/ngày để tạo ra sản phẩm có chất lượng đặc biệt, đảm bảo an toàn thực phẩm. 

Nếu như trước đây, sản phẩm lạc ri vỏ đỏ Thái Sơn, dầu lạc đỏ Thái Sơn, dầu lạc trắng, dầu vừng và dầu đỗ tương của HTX Thái Sơn, huyện Lục Yên chưa được nhiều người biết đến thì nay 5 sản phẩm OCOP 3 sao này đã quen thuộc với thị trường trong và ngoài tỉnh. 

Ông Đàm Văn Việt - Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Thái Sơn chia sẻ: "Tham gia Chương trình OCOP, sản phẩm được đánh giá thông qua bộ tiêu chí chặt chẽ, đã giúp HTX cải thiện hệ thống quản lý, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu cao của người tiêu dùng. Từ đó, định hướng đến những phân khúc thị trường mới cao cấp hơn”. 

Không chỉ bún khô Thanh Mai của HTX Thanh Mai, dầu lạc trắng, dầu vừng và dầu đỗ tương của HTX Thái Sơn mà các sản phẩm OCOP của các HTX trên địa bàn tỉnh đều gia tăng sức tiêu thụ. Điển hình như bưởi đặc sản Đại Minh, gạo nếp tan, miến đao Giới Phiên, măng Bát độ tươi ngon Hồng Ca, khoai tím Lục Yên, cá mương sấy hồ Thác Bà...

Từ thực tiễn cho thấy, những sản phẩm đã được công nhận OCOP có sức tiêu thụ tăng cao hơn nhiều so với thời điểm trước đó. Đây là cơ hội để các HTX đầu tư hạ tầng, mở rộng quy mô, sản xuất theo hướng hàng hóa. Cùng đó, tham gia sân chơi OCOP, các HTX còn tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho thành viên và người lao động địa phương, góp phần tích cực vào phát triển KTTT ngày càng hiệu quả và bền vững.

Hoàng Hà (Liên minh HTX tỉnh Yên Bái)

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục