Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và vật mang dữ liệu; quản lý tổ chức triển khai, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý.
|
Ảnh minh họa
|
Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21/01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường.
Trong đó, Nghị định số 13/2022/NĐ-CP bổ sung thêm quy định quản lý về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa vào Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.
Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ giúp Chính phủ quản lý nhà nước về hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; hướng dẫn nâng cao năng lực kỹ thuật cho hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và hỗ trợ phát triển sản phẩm, hàng hóa chủ lực, phát triển kinh tế - xã hội của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và địa phương; quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu.
Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và vật mang dữ liệu; quản lý tổ chức triển khai, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý.
Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý tổ chức triển khai thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực tổ chức triển khai thực hiện hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương.
Căn cứ nhu cầu quản lý, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực xác định sản phẩm, hàng hóa phải thực hiện truy xuất nguồn gốc và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
(Theo VOV)
Thời gian qua, lực lượng chức năng và chính quyền huyện Văn Yên đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ rừng (BVR); đồng thời, tổ chức tuần tra, truy quét và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ năm 2021 chung bối cảnh của tỉnh, của cả nước chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát. Quyết tâm vượt khó, các doanh nghiệp, công ty đã nỗ lực duy trì hoạt động và tìm cơ hội để phát triển.
Hiện nay, Điện lực Lục Yên (ĐLLY) quản lý gần 315 km đường dây 35kV, 3,3 km đường dây 10kV, 410 km đường dây hạ thế 0,4kV, 239 trạm biến áp (TBA) phân phối cấp điện cho hơn 33.000 khách hàng trên địa bàn huyện.
Từ hôm nay 25/1, Trung Quốc khôi phục thông quan tại Pò Chài, Bằng Tường (phía Việt Nam là cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn).