Xăng, gas...leo thang đẩy giá nhiều mặt hàng tăng mạnh

  • Cập nhật: Thứ ba, 1/3/2022 | 2:17:26 PM

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tính CPI có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước.

Người dân đi chợ ngày 27 Tết. Ảnh minh họa
Người dân đi chợ ngày 27 Tết. Ảnh minh họa

Theo Tổng Cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 tăng 1% so với tháng trước và tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân do giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá lương thực, thực phẩm ăn uống ngoài gia đình và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng trong dịp Tết Nhâm Dần.

Cụ thể, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tính CPI có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước. Theo đó, tăng cao nhất là chỉ số giá nhóm giao thông tăng 2,35%.

Nguyên nhân giá xăng, dầu tăng 5,8% làm CPI chung tăng 0,21 điểm phần trăm do ảnh hưởng của đợt tăng giá ngày 21-1, 11-2 và 21-2.

Bên cạnh đó, giá vận tải hành khách bằng đường bộ tăng 3,92% do một số đơn vị kinh doanh tăng giá phụ thu khi giá xăng dầu tăng và ảnh hưởng của dịch bệnh hạn chế chở số lượng khách.

Giá vé tàu tăng 7,95% do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tăng giá vé những ngày trước Tết Nguyên đán và từ mùng 4 Tết đối với tuyến TP.HCM- Hà Nội và ngược lại.

Tiếp theo là chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,54% tác động làm CPI chung tăng 0,52 điểm phần trăm.

Trong đó, chỉ số giá thực phẩm tăng cao nhất 1,69% so với tháng trước, chủ yếu tập trung ở một số mặt hàng như giá thịt heo tăng 5,25% do nhu cầu tiêu dùng của người dân trong Tết Nguyên đán và rằm tháng Giêng tăng. 

Bên cạnh đó, do nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết tăng cao nên giá trứng các loại tăng 1,05% so với tháng trước; thịt gia cầm tăng 1,31%, thủy sản tươi sống tăng 1,87%…

Tăng cao thứ ba là chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,51% do nhu cầu du lịch, giải trí dịp Tết Nguyên đán, lễ Tình nhân 14-2 tăng. Giá du lịch trọn gói tăng 1,1%; thuê khách sạn tăng 1%; hoa cảnh, vật cảnh tăng từ 0,06%-7,04%.

Chỉ số nhóm đồ uống và thuốc lá; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác; giáo dục; thuốc và dịch vụ y tế tăng nhẹ.

So với cùng kỳ năm trước CPI tháng 2 tăng 1,42%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có tám nhóm hàng tăng giá.

Nhóm giao thông tăng cao nhất với 15,46% làm CPI chung tăng 1,49 điểm phần trăm. Trong đó giá xăng dầu tăng 47,07% do từ tháng 2-2021 đến nay xăng A95 tăng 8.200 đồng/lít; xăng E5 tăng 8.500 đồng/lít và giá dầu diezen tăng 6.960 đồng/lít…

Theo Tổng Cục Thống kê, tính chung hai tháng đầu năm 2022 CPI tăng 1,68% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, bình quân hai tháng đầu năm 2022, giá xăng dầu trong nước tăng 45,3%, tác động làm CPI chung tăng 1,63 điểm phần trăm.

Giá gas bình quân hai tháng đầu năm 2022 tăng 18,64% làm CPI chung tăng 0,27 điểm phần trăm.

Tương tự, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở hai tháng đầu năm tăng 7,77% do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào làm CPI chung tăng 0,16 điểm phần trăm…

Theo đánh giá của Tổng Cục Thống kê, hai tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản bình quân tăng 0,67% so với bình quân cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,68%). Điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng.
(Theo PLO)

Các tin khác
Du khách chinh phục đỉnh Tà Xùa, huyện Trạm Tấu.

Để du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh và Yên Bái là một trong những điểm đến hàng đầu của vùng Tây Bắc, ngày 19/4/2021, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND về việc Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025.

Yên Bái phấn đấu mỗi năm trồng trên 15 nghìn ha rừng các loại để đến năm 2025, kinh tế lâm nghiệp chiếm khoảng 37% tỷ trọng toàn ngành nông nghiệp; toàn tỉnh có trên 40 nghìn ha rừng cây gỗ lớn và khoảng 100 nghìn ha rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC.

Thanh tra toàn diện về quy hoạch, đầu tư các dự án điện tại 6 địa phương có nhiều dự án năng lượng tái tạo (ảnh minh họa)

Tổng thanh tra Chính phủ vừa có Quyết định Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Một phiên giao dịch của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Trấn Yên tại xã Kiên Thành.

Năm 2021, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Trấn Yên và 4 tổ chức chính trị - xã hội làm ủy thác đã phối hợp chặt chẽ, triển khai và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, về các chương trình tín dụng chính sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục