Nếu giảm thuế bảo vệ xăng dầu, giá bán xăng dầu trong nước sẽ giảm đáng kể, bớt gánh nặng cho doanh nghiệp và người dân.
|
Bộ Tài chính đã trình phương án giảm thuế xăng dầu. Ảnh minh hoạ
|
Xác nhận với phóng viên báo chí sáng nay 1/3, một đại diện Bộ Tài chính cho biết, thực hiện Công điện 160 của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chính sách thuế đối với mặt hàng xăng dầu.
Đại diện Bộ Tài chính cũng cho hay, nội dung này hiện chưa thể cung cấp thêm thông tin cụ thể do còn phải chờ các cấp có thẩm quyền nghiên cứu, quyết định.
Tuy nhiên, theo tìm hiểm của PV Báo Giao thông, trong các chính sách thuế đối với mặt hàng xăng dầu hiện nay, thuế suất thuế bảo vệ môi trường có thể sẽ được điều chỉnh để góp phần giảm áp lực tăng giá đối với xăng dầu trong nước.
Trước đó, do tác động của giá thế giới tăng cao, giá xăng dầu thành phẩm trong nước đã liên tục tăng kể từ cuối năm 2021.
Trước diễn biến này, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu 2 bộ Công Thương và Tài chính tính toán và đề xuất phương án giảm thuế để giảm giá xăng, dầu; Đồng thời báo cáo Thủ tướng trước ngày 28/2.
Hiện tổng các loại thuế, phí "đánh” vào mặt hàng xăng, dầu là khoảng 10.000 đồng/lít. Trong đó, riêng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng đang là 3.800 đồng trên mỗi lít xăng E5, 4.000 đồng trên mỗi lít RON 95; Với dầu diesel là 2.000 đồng/lít và với nhiên liệu bay là 3.000 đồng/lít.
Một số ý kiến cho rằng, mức thuế "chốt cứng” theo giá trị tuyệt đối nói trên chưa thực sự linh hoạt khi giá xăng, dầu biến động và thuế bảo vệ môi trường cũng là loại thuế "nặng” nhất.
Trong bối cảnh giá xăng, dầu liên tục tăng cao, một số doanh nghiệp đề xuất giảm một nửa số thuế bảo vệ môi trường nói trên thì sẽ giảm được đáng kể giá bán xăng, dầu.
Được biết, thẩm quyền quyết định điều chỉnh thuế trong đó có thuế bảo vệ môi trường là Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Do đó, khi văn bản đề xuất của Bộ Tài chính được Chính phủ thông qua sẽ được trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét và quyết định.
(Theo Giao thông)
Bộ trưởng Công Thương yêu cầu lực lượng quản lý thị trường giám sát phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hoá lưu thông trên thị trường nhất là đối với mặt hàng xăng dầu, thiết bị y tế.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tính CPI có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước.
Để du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh và Yên Bái là một trong những điểm đến hàng đầu của vùng Tây Bắc, ngày 19/4/2021, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND về việc Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025.
Yên Bái phấn đấu mỗi năm trồng trên 15 nghìn ha rừng các loại để đến năm 2025, kinh tế lâm nghiệp chiếm khoảng 37% tỷ trọng toàn ngành nông nghiệp; toàn tỉnh có trên 40 nghìn ha rừng cây gỗ lớn và khoảng 100 nghìn ha rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC.