Hàng Việt chiếm lĩnh thị trường vùng cao

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/3/2022 | 1:48:47 PM

Trong những ngày đầu tháng 3, có dịp về một số xã vùng cao của tỉnh, chúng tôi thấy các quán tạp hóa nhỏ lẻ trong các thôn, bản đồng bào dân tộc thiểu số phần lớn là hàng hóa mang nhãn hiệu Made in Vietnam.

Hàng hóa do Việt Nam sản xuất luôn được người dân vùng cao tin tưởng, chọn lựa khi mua sắm.
Hàng hóa do Việt Nam sản xuất luôn được người dân vùng cao tin tưởng, chọn lựa khi mua sắm.

Anh Mùa A Khang trú tại thôn Mù Thấp, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu cho biết, từ khi lập gia đình (năm 2016) đến nay, anh mở quán bán tạp hóa cho người dân trong thôn. Người dân ở đây chủ yếu dùng hàng nội địa, vì giá cả phù hợp với túi tiền và các loại hàng hóa đã được các ngành chức năng kiểm tra chất lượng nên họ rất yên tâm. 

"Cứ ba ngày em lại xuống trung tâm huyện lấy hàng một lần. Hàng hóa nào không đảm bảo chất lượng theo quy định là em trả lại ngay. Nhờ đó, người dân trong thôn khi mua các loại thực phẩm của quán em về sử dụng không ai bị ngộ độc thực phẩm. Với các đồ gia dụng, bà con đã biết sử dụng cẩn thận và đúng mục đích nên thời gian sử dụng được rất lâu”. 

Chị Giàng Thị Mẩy ở thôn Sáng Pao, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, chia sẻ: "Nhà tôi nhiều năm nay chỉ dùng hàng Việt Nam chất lượng cao. Bởi hàng Việt Nam mình bây giờ mẫu mã rất đẹp, chất lượng chẳng thua kém gì hàng hóa các nước khác. Hơn nữa, đường sá thông thương, nhiều tư thương chở các loại hàng hóa đến bán, cạnh tranh nhau nên giá cả hàng hóa Việt Nam bây giờ khá ổn định”. 

Theo lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Trạm Tấu, trong những ngày dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, chị em trên địa bàn huyện sử dụng nhiều loại thực phẩm nội địa được bày bán tại các quán tạp hóa nhỏ lẻ trong thôn, bản để phục vụ bữa ăn hàng ngày, hạn chế đi đến trung tâm xã, huyện nhằm tránh tụ tập đông người. Các mặt hàng thiết yếu của cuộc sống đã được tư thương cung cấp khá đầy đủ, đảm bảo chất lượng và giá cả phải chăng. 

Tại huyện Mù Cang Chải, một lần đến nhà ông Giàng Chứ Ly trú tại bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn, chúng tôi được ông giới thiệu đặc sản rượu thóc. Người Mông ở đây hầu như gia đình nào cũng đều biết cách nấu rượu, nghề này đã truyền từ đời này sang đời khác. 

Rượu thóc được nấu bằng chảo gang, chõ gỗ; thóc nương, men lá người dân tự làm; rượu phải được nấu từ nước nguồn lấy từ trong khe núi đá nên có hương vị rất riêng. Nồng độ rượu thóc La Pán Tẩn cao nhưng lại có vị êm, thơm, ngọt. Rượu sản xuất ra bao nhiêu là du khách từ Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ, Cần Thơ… đặt mua đến đó. 

Theo ông Hảng A Ký - Trưởng ban Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Mù Cang Chải, người dân vùng cao chủ yếu dùng hàng do Việt Nam sản xuất, từ đồ gia dụng, thực phẩm chế biến sẵn, cho đến máy móc, đồ điện tử sử dụng trong nhà đều mua hàng nội địa. Bà con cho rằng, hàng nội địa đã có chất lượng rất tốt, giá cả lại phù hợp với túi tiền của họ, nên họ ưa dùng.  

Qua những lần đi cơ sở với những gì mắt thấy, tai nghe, chúng tôi hiểu thêm tại sao người dân Yên Bái, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thích sử dụng các mặt hàng do Việt Nam sản xuất. Đơn giản là do hàng hóa chất lượng cao, an toàn thực phẩm, phù hợp với túi tiền. Sự đổi thay ấy, có phần quan trọng từ kết quả thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đem lại. 

Quang Thiều

Tags vùng cao Hàng Việt dân tộc thiểu số Liên hiệp Phụ nữ an toàn thực phẩm

Các tin khác
Bổ sung quy định về thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP áp dụng đối với Peru (Ảnh minh họa).

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 21/2022/NĐ-CP ngày 10/3/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2019/NĐ-CP ngày 26/6/2019 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2019 - 2022.

Bộ Tài chính nhất trí với phương án giảm mức thuế BVMT đối với xăng là 2.000 đồng/lít.

Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng là 2.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg; dầu hỏa là 700 đồng/lít. Đồng thời, trong dự thảo, Bộ Tài chính đề nghị nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

Đồng chí Nông Việt Yên - Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải kiểm tra mô hình trồng cây lê tai nung tại xã Púng Luông.

Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp, từng bước chuyển đổi tư duy từ “phát triển sản xuất nông nghiệp” sang tư duy “phát triển kinh tế nông nghiệp”, huyện vùng cao Mù Cang Chải đã có những đột phá mới, bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy giảm nghèo nhanh và bền vững ở địa phương...

Nông dân xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên khai thác gỗ để chuẩn bị đất cho trồng rừng chu kỳ mới.

Năm 2022, huyện Lục Yên có kế hoạch trồng mới 2.600 ha rừng, chủ yếu là trồng các giống cây lâm nghiệp như keo, bồ đề, quế…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục