Việt Nam mở gian hàng quốc gia trên Alibaba

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/3/2022 | 2:50:29 PM

Gian hàng là không gian trưng bày, giới thiệu các sản phẩm uy tín, các câu chuyện thành công của sản phẩm Việt cho đối tác toàn cầu.

Nghi thức khai trương gian hàng Việt Nam sáng 18/3.
Nghi thức khai trương gian hàng Việt Nam sáng 18/3.

Khai trương sáng 18/3, "Gian hàng Việt Nam - Vietnam Pavilion" được Cục Xúc tiến thương mại và Sàn thương mại điện tử B2B Alibaba.com xây dựng. Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, không gian này dùng để xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu sản phẩm, hỗ trợ kết nối kinh doanh cho sản phẩm Việt với các khách hàng 190 quốc gia và khu vực.

Tại đây, nhà mua hàng có thể tìm kiếm các nhà cung ứng Việt Nam theo danh mục các sản phẩm như: đồ nội thất, quà tặng & đồ thủ công, bao bì & in ấn, hải sản, nông sản, nhà cửa và sân vườn. Tại mỗi danh mục đang có hàng nghìn sản phẩm được giới thiệu.

Ông Andew Zheng, Phó tổng giám đốc Alibaba.com đánh giá Việt Nam đã và đang có được uy tín với khách hàng toàn cầu về năng lực sản xuất, sản phẩm chất lượng cao, giá cạnh tranh. Trong đó, thực phẩm - đồ uống, nhà - vườn, làm đẹp - chăm sóc cá nhân, và nông nghiệp... Việt được yêu thích.

Cùng với việc ra mắt gian hàng quốc gia, Cục Xúc tiến thương mại cho biết sẽ phối hợp với nền tảng này tổ chức các hội thảo trực tuyến cho hơn 2.500 doanh nghiệp nhỏ và vừa để tư vấn cách xuất khẩu qua thương mại điện tử. Năm ngoái, họ cũng đã hợp tác tổ chức chương trình tương tự cho hơn 2000 doanh nghiệp.

Bà Trần Thị Yến Phi, CEO công ty nông sản DSW, cho biết sau một năm "lên sàn", doanh thu công ty từ 3.000 USD cho đơn hàng đầu tiên đã tăng lên 260.000 USD trong mùa dịch. Tập trung hàng thương hiệu, chất lượng và tìm khách mục tiêu ở Nhật Bản, EU và Đông Nam Á nên tránh được tác động của việc xuất nông sản theo hướng truyền thống.

Năm ngoái, do không xuất khẩu qua đường tiểu ngạch biên giới phía Bắc nên họ không bị ảnh hưởng trong các đợt ùn tắc hay đóng biên. "Năm nay, chúng tôi thúc đẩy gian hàng và xuất chính ngạch đường biển sang Trung Quốc. Do chính sách 'Zero Covid' nên giao hàng có chậm nhưng vẫn kinh doanh được", bà Phi nói.

Hay như công ty bao bì Proline Việt Nam đã xuất khẩu 100% thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới. "Năm ngoái chúng tôi tăng trưởng 200%", bà Nguyễn Xuân Hải Yến, Phó giám đốc công ty nói.

Theo bà Yến, do Covid-19 nên hai năm qua nhà mua hàng không thể đến nhà máy để khảo sát. Tuy nhiên, sàn B2B online giờ cũng đã cập nhật các tính năng livestream, hội chợ trực tuyến... tương tự các sàn bán lẻ B2C nên khả năng tương tác cũng sinh động, giải quyết các khó khăn về đi lại, tiếp xúc trực tiếp mùa dịch.

(Theo VnExpress)

Các tin khác

Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và khai thác đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, dự kiến từ ngày 0h ngày 5-5-2022, đơn vị sẽ tạm dừng thu phí thủ công để chuyển sang áp dụng thí điểm hình thức thu phí điện tử không dừng (ETC).

Ảnh minh họa.

Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2025 đặt mục tiêu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành việc sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu khối doanh nghiệp nhà nước.

Ảnh minh họa.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, rà soát, thống kê, đánh giá thực trạng sử dụng đất của dự án chậm triển khai là việc cần thiết để có phương án đưa vào sử dụng hiệu quả, tránh để hoang hóa, lãng phí.

Thu hái chè bằng máy. (Ảnh: T.L)

Mục tiêu trong năm 2022 và những năm tiếp theo, tỉnh tiếp tục cơ cấu lại ngành chè theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững các mối quan hệ giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục