Tương lai ngành nuôi ong Việt Nam trước phán quyết chống bán phá giá từ Hoa Kỳ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/3/2022 | 2:14:38 PM

Tương lai của ngành nuôi ong Việt Nam tạm thời không được "ngọt" như giọt mật khi đứng trước nguy cơ có thể chính thức bị áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ trên 410%.

Bộ Công Thương đang hướng dẫn các địa phương, Hiệp hội, doanh nghiệp tăng cường tiêu thụ mật ong tại thị trường trong nước. (Ảnh minh họa)
Bộ Công Thương đang hướng dẫn các địa phương, Hiệp hội, doanh nghiệp tăng cường tiêu thụ mật ong tại thị trường trong nước. (Ảnh minh họa)

Cách đây 4 tháng, sau khi Hoa Kỳ ban hành kết luật sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm mật ong của Việt Nam, mật ong Việt Nam muốn xuất khẩu vào thị trường này phải chịu thuế trên 410% thay vì 5% như thông lệ. Cũng kể từ đó, việc xuất khẩu mật ong sang Hoa Kỳ gần như đóng băng. Theo Hội nuôi ong việt Nam thiệt hại có thể lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Theo Bộ Công Thương, nếu kết luận cuối cùng vào ngày 8/4, Hoa Kỳ vẫn áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao như vậy, Việt Nam sẽ yêu cầu Hoa Kỳ rà soát lại các bước điều tra hoặc đưa vấn đề này lên WTO giải quyết theo đúng quy định. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng đưa ra nhiều kế hoạch thương mại khác cho mật ong Việt Nam.

"Ban lãnh đạo Bộ Công Thương chỉ đạo hội nuôi ong giới thiệu mật ong ra các thị trường khác để xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng các hiệp định thương mại tự do mới với EU, Anh hay RCEP. Đây đều là những hiệp định rất tốt, các đối tác cam kết đưa mức thuế xuất khẩu về 0%", ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương cho hay.

Tuy nhiên, hiện nay sản lượng mật hàng năm khoảng 70.000 tấn, trong đó 90% được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, nên việc thay thế một thị trường chủ lực như vậy cần nhiều thời gian và công tác chuẩn bị.

Ông Đinh Quyết Tâm - Chủ tịch Hội Nuôi ong Việt Nam cho hay: "EU và thị trường châu Âu nói chung có những yêu cầu khác về mặt chất lượng mà ở điều kiện nhiệt đới của chúng ta khó đáp ứng được. Còn các thị trường khác như Trung Đông, Hàn Quốc, Nhật Bản nhu cầu ở các nước này không lớn và yêu cầu về chất lượng cũng chưa hẳn là phù hợp".

Ngoài ra, sau khi đánh giá thị trường nội địa và một số thị trường khác vẫn còn dư địa tăng trưởng, Bộ Công Thương đang hướng dẫn các địa phương, Hiệp hội, doanh nghiệp tăng cường tiêu thụ mật ong tại thị trường trong nước.

(Theo VTV)

Các tin khác
Du khách trải nghiệm các sản phẩm du lịch khi tham gia “Ngày hội hạnh phúc” tại Không gian văn hóa Trà Suối Giàng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn.

Sau thời gian dài “đóng băng” vì dịch Covid-19, ngành du lịch Yên Bái chịu tổn thất nặng nề. Nay, trước chủ trương mở cửa du lịch cả nước, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch (DVDL) trong tỉnh đã, đang chuẩn bị các điều kiện đón khách, tạo đà phục hồi, phát triển du lịch.

Giải cứu dứa cho nông dân Lào Cai đang trong thời vụ thu hoạch chính, các cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đăng ký tham gia hỗ trợ tiêu thụ dứa thông qua Sở Công Thương tỉnh Yên Bái.

Cán bộ Chi cục Thuế huyện Mù Cang Chải trao đổi với các tiểu thương tại chợ trung tâm huyện.

3 tháng đầu năm 2022, thu ngân sách của tỉnh ước đạt trên 980 tỷ đồng, bằng 37,9% dự toán Trung ương giao, bằng 21,3% dự toán tỉnh giao và tăng 27,2% so với cùng kỳ năm trước.

Thi công một đoạn tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

Theo Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội thông qua, Bộ Giao thông Vận tải được bố trí hơn 304.104 tỷ đồng vốn ngân sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục