Giúp nhà nông làm chủ công nghệ số

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/4/2022 | 8:30:25 AM

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là đòi hỏi, yêu cầu khách quan hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại và người nông dân - chủ thể của nền nông nghiệp đó - không thể đứng ngoài cuộc.

Nông dân xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp sử dụng máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật.
Nông dân xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp sử dụng máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật.

Với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp số, thông minh phù hợp với xu thế hội nhập, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã phối hợp triển khai nhiều giải pháp giúp nông dân tiếp cận và ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, từng bước xây dựng những nhà nông thế hệ mới làm chủ công nghệ số.

Gần 50.000 sản phẩm lên sàn thương mại điện tử

 Chủ động ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, Giám đốc Công ty cổ phần Rau an toàn Hải Anh (xã Vân Nội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) Nguyễn Thế Hanh cho biết: "Để đẩy mạnh tiêu thụ và quảng bá sản phẩm, những năm qua, công ty đã xây dựng kênh bán hàng điện tử thông qua website, các trang mạng xã hội... Những thông tin về vùng trồng, quy trình sản xuất, nguồn gốc sản phẩm, nhãn mác đều được cập nhật trên mỗi mã cho từng loại rau. Hiện tại, mỗi ngày công ty tiêu thụ được khoảng 5-6 tạ rau, củ cho người nông dân”.

Theo Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội Dương Thị Hằng, nhiều hộ nông dân trên địa bàn thành phố đã chủ động ứng dụng công nghệ số vào sản xuất và thành lập các nhóm, tổ tiêu thụ sản phẩm qua trang điện tử. Trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp vừa qua, hàng nghìn tấn nông sản đã được nông dân các huyện kết nối tiêu thụ thông qua hình thức này.

Còn theo thống kê của Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, hiện tại có hơn 9 nghìn tấn nông sản tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử. Nhiều hộ nông dân đã chủ động xây dựng các kênh bán hàng điện tử; đồng thời kết nối với doanh nghiệp xây dựng bộ nhận diện thương hiệu trực tuyến (gồm website, hệ thống email, Fanpage trên Facebook, landing page).

Đến nay, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tạo gian hàng số cho 2,5 triệu hộ sản xuất nông nghiệp trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post là đơn vị bảo trợ). Không chỉ cung cấp nền tảng số, hướng dẫn cách lên sàn…, Vietnam Post còn hỗ trợ hộ nông dân đồng bộ các giải pháp như tiếp thị, truyền thông, đóng gói, vận chuyển, thanh toán. Hiện, gần 50.000 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn thương mại điện tử cho thấy hiệu quả bước đầu của công cuộc chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tuy nhiên cũng có một thực tế là, số hộ nông dân ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chưa nhiều, chưa tạo được nguồn giá trị gia tăng lớn cho sản phẩm nông nghiệp.


Giới thiệu sản phẩm tại "Ngày hội Livestream đặc sản OCOP Hà Nội - cơ hội mua sắm online an toàn trong mùa dịch”.

Cùng vào cuộc với nhiều giải pháp

Là chủ thể của nền nông nghiệp hiện đại, nông dân là nhân tố quan trọng, quyết định sự phát triển của tiến trình này. Cùng với đó, sự vào cuộc hỗ trợ của các ngành chức năng là điểm tựa, tạo nền tảng giúp nông dân sớm làm chủ được công nghệ số. Trong đó, cần hỗ trợ nông dân đồng bộ hóa trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là mã số các vùng trồng; đào tạo, hướng dẫn nông dân tiếp cận công nghệ số...

Để đáp ứng đòi hỏi từ thực tế, thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ xây dựng chương trình khung đào tạo về công nghệ số, chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp... Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: "Nhiệm vụ chuyển đổi số ngành Nông nghiệp được xây dựng trên 3 trụ cột: Bộ số, kinh tế nông nghiệp số và nông thôn số, nông dân số. Năm 2022, Bộ đã chọn 2 lĩnh vực đột phá là trồng trọt và chăn nuôi để thực hiện chuyển đổi số. Bộ sẽ đẩy mạnh việc hình thành nền tảng dữ liệu số nông nghiệp phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của bộ, ngành ở trung ương và địa phương, phát triển thương mại điện tử, dịch vụ nông nghiệp số để hỗ trợ nông dân tiếp cận công nghệ số từ khâu sản xuất đến tiêu thụ…"

Góp phần vào tiến trình chuyển đổi số trong nông nghiệp, ông Nguyễn Xuân Lam, Thành viên Hội đồng thành viên Vietnam Post cho biết: "Trong năm 2022, Vietnam Post và Hội Nông dân Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để hoàn thành mục tiêu đưa 7,5 triệu hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart.vn. Để thực hiện điều này, chúng tôi sẽ tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho các chủ thể đưa sản phẩm lên sàn Postmart.vn".

Cùng với các bộ, ngành, nhiều địa phương cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp và triển khai các giải pháp hỗ trợ nông dân tham gia tiến trình này. Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết: Sở đã phối hợp Liên hiệp Hợp tác xã Kinh tế số Việt Nam xây dựng kế hoạch chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2022-2025 và kế hoạch hằng năm; đồng thời yêu cầu các đơn vị trong ngành Nông nghiệp chủ động phối hợp đồng bộ chương trình kinh tế số từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp chuyển đổi số và các doanh nghiệp phân phối tiêu thụ sản phẩm…

(Theo HNMO)

Các tin khác
Một mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp.

Thay vì tưới nước theo kiểu truyền thống, nhiều hộ nông dân, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ tưới nước tiên tiến, tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp...

Cán bộ Chi cục Phát triển nông thôn rà soát các sản phẩm OCOP dự kiến nâng cấp trong năm 2022.

Thực hiện Chương trình hành động số 56/CTr-TU của Tỉnh ủy, Đảng bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nghị quyết triển khai nghiêm túc Kế hoạch số 17, trong kế hoạch nêu rõ mục tiêu chung và đề ra 10 mục tiêu cụ thể; đồng thời, đề ra kịch bản tăng trưởng cho từng quý cũng như các nhóm nhiệm vụ, giải pháp đối với từng lĩnh vực.

Các đồng chí lãnh đạo thành phố Yên Bái kiểm tra công tác quản lý quy hoạch tại xã Giới Phiên.

Xác định công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình dự án, đặc biệt là những dự án trọng điểm, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn thành phố Yên Bái đã tăng cường chỉ đạo, làm tốt công tác đối thoại với dân để kịp thời giải quyết và tháo gỡ các “nút thắt” cho từng dự án.

Một doanh nghiệp tại khu chế xuất Tân Thuận tại Thành phố Hồ Chí Minh

Theo nhiều chuyên gia, dù "vấp" phải lực cản nhưng chương trình phục hồi kinh tế không trở nên lạc hậu; quan trọng là chính sách phát huy được tính kịp thời, như vậy mới đạt mục tiêu phục hồi kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục