Lục Yên phát triển công nghiệp bền vững

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/5/2022 | 1:39:24 PM

YênBái - Triển khai thực hiện Nghị quyết số 29 ngày 24/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường giai đoạn 2021 - 2025, Huyện ủy Lục Yên ban hành Nghị quyết số 28 về đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) theo hướng nhanh và bền vững, thân thiện với môi trường, xây dựng huyện sớm trở thành trung tâm công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2025.

Sản xuất tranh đá quý là một trong những thế mạnh của huyện Lục Yên.
Sản xuất tranh đá quý là một trong những thế mạnh của huyện Lục Yên.

Thực hiện Nghị quyết 29 của Tỉnh ủy và các chương trình hành động triển khai của Huyện ủy, đến nay, phát triển CN trên địa bàn huyện Lục Yên đã đạt được kết quả tích cực. Môi trường đầu tư và kinh doanh ngày càng được cải thiện, thu hút được nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn, tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Các loại hình kinh tế tiếp tục phát triển, tăng về số lượng và quy mô hoạt động, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của huyện. 

Cụ thể, năm 2021, huyện đã thành lập mới 345 cơ sở sản xuất, kinh doanh, trong đó có 31 doanh nghiệp, 304 hộ kinh doanh cá thể, 10 hợp tác xã, nâng tổng số lên 2.287 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cụm CN được quan tâm. Đến hết năm 2021, có 15 dự án của các doanh nghiệp thực hiện đăng ký đầu tư vào khu vực cụm CN Yên Thế với diện tích khoảng 23,78 ha/39,97 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 59,5%; tổng số vốn các dự án đăng ký đầu tư vào cụm CN Yên Thế đạt 1.350 tỷ đồng. 

Huyện Lục Yên đặc biệt quan tâm hỗ trợ tốt các thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh tốt nhất giúp doanh nghiệp hoạt động. Những năm qua, Công ty cổ phần khai khoáng Thanh Sơn đóng tại thị trấn Yên Thế luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn của chính quyền địa phương như: giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính, các chính sách về thuế, lao động, đảm bảo an ninh trật tự...

Năm 2021, mặc dù gặp không ít khó khăn do tác động của nền kinh tế thế giới do ảnh hưởng dịch Covid-19, song nhờ có sự giúp đỡ của địa phương, Công ty đã từng bước khôi phục sản xuất. Hiện, Công ty có 1 dây chuyền tự động, 1 dây chuyền bán tự động và tận dụng tối đa nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm đá xẻ nhiều kích cỡ đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Với sản lượng hàng năm khoảng 92.000 m2 đá xẻ và 8.000 m3 đá khối, tổng doanh thu đạt 137 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho trên 200 công nhân lao động với thu nhập bình quân đạt từ 4 - 8,5 triệu đồng/tháng.

Theo quy hoạch, Lục Yên là địa bàn có điểm kết nối với tuyến cao tốc Hà Giang - Yên Bái - Hà Nội - Lào Cai đầu tiên của Yên Bái với điểm nút giao trực tiếp tại thị trấn Yên Thế - đây chính là cơ hội để Lục Yên phát triển ngành CN mũi nhọn như: khai khoáng, thủ công mỹ nghệ, nhất là các khu CN về đá quý, khoáng sản cao cấp.

Huyện chỉ đạo thời gian tới, tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư mới và đổi mới dây chuyền, công nghệ, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng tìm kiếm thị trường, tập trung cho chế biến sâu. Nâng cao giá trị, khai thác tiềm năng lợi thế của huyện gắn với bảo vệ môi trường và có sức cạnh tranh cao trên thị trường, hướng tới xuất khẩu, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng sản xuất CN nhanh và bền vững, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng trong quá trình phát triển.

Năm 2021, giá trị sản xuất CN đạt 2.110 tỷ đồng, bằng 100,5% so với kế hoạch tỉnh giao, bằng 98,1% chỉ tiêu nghị quyết, tăng 8,8% so với năm 2020. Trong đó, giá trị sản xuất CN ngoài quốc doanh đạt 1.460 tỷ đồng, giá trị sản xuất CN có vốn đầu tư nước ngoài đạt 650 tỷ đồng. Quý I/2022, giá trị sản xuất CN trên địa bàn đạt 538,3,3 tỷ đồng, trong đó CN ngoài quốc doanh đạt 359,71 tỷ đồng; CN có vốn đầu tư nước ngoài đạt 178,66 tỷ đồng. 

Hoàng Dũng

Tags Lục Yên công nghiệp môi trường Nghị quyết số 29 thủ tục hành chính

Các tin khác
Nông dân xã Thanh Lương, thị xã Nghĩa Lộ chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng dưa hấu mang lại thu nhập cao.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và xây dựng nông thôn mới. Theo đó, những năm qua, tỉnh đã tổ chức thực hiện khá hiệu quả chủ trương này, khai thác tốt tiềm năng, giúp nông dân ổn định sản xuất.

Ảnh minh họa.

Bộ Công Thương quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc.

Nông dân xã Vân Hội trồng cây bóng mát tại nhà văn hóa thôn Khe Mon.

Những năm qua, Hội Nông dân (HND) xã Vân Hội, huyện Trấn Yên luôn làm tốt chức năng là cầu nối các hoạt động “liên kết bốn nhà”, tăng cường tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT), thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG)… góp phần nâng cao đời sống hội viên.

Lãnh đạo Chi cục Thuế thành phố Yên Bái trao đổi nghiệp vụ thu ngân sách quý II/2022.

Những tháng đầu năm 2022, mặc dù số ca mắc Covid-19 tại thành phố Yên Bái tăng nhanh, song với chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt và thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, nên dịch bệnh từng bước được khống chế; hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) và đời sống của nhân dân không bị ảnh hưởng nhiều. Nhờ đó, công tác thu ngân sách (TNS) trên địa bàn thành phố đạt kết quả khá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục