Yên Bái hướng tới khống chế, loại trừ bệnh lở mồm long móng gia súc

  • Cập nhật: Thứ hai, 23/5/2022 | 7:43:32 AM

YênBái - Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường xảy ra ở các loài động vật móng guốc chẵn. Bệnh có tính chất lây lan nhanh, mạnh và khi con vật mắc bệnh thường bị kế phát các bệnh truyền nhiễm khác, đó chính là nguyên nhân gây chết ở con vật.

Cán bộ cơ quan chuyên môn huyện Mù Cang Chải kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng gia súc tại xã Nậm Có. 
 (Ảnh: T.L)
Cán bộ cơ quan chuyên môn huyện Mù Cang Chải kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng gia súc tại xã Nậm Có. (Ảnh: T.L)

Từ năm 2016 - 2020, bệnh LMLM đã xảy ra tại 48 xã của 6/9 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Tổng số gia súc mắc bệnh 2.108 con; trong đó, trâu, bò 404 con, lợn 1.704 con; tiêu hủy 1.087 con gồm: trâu bò 4 con, lợn 1.083 con. Dịch bệnh chủ yếu vào thời điểm cuối năm khi thời tiết mưa, ẩm và cũng vào thời gian giáp tết Nguyên đán là thời điểm vận chuyển gia súc tăng cao. 

Để hạn chế những thiệt hại về kinh tế do dịch LMLM gây ra, hàng năm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh (PCDB) cho gia súc, gia cầm như: tổ chức triển khai tiêm phòng 2 đợt/năm cho đàn gia súc theo quy định và tiêm phòng bổ sung; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường, đặc biệt là tập trung vào những khu vực có nguy cơ cao như ổ dịch cũ, chợ buôn bán, điểm thu gom gia súc, cơ sở chăn nuôi và giết mổ gia súc....

Thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch vận chuyển động vật, kiểm soát giết mổ; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, đội tuần tra lưu động nhằm kiểm tra, kiểm soát hoạt động vận chuyển động vật, các sản phẩm từ động vật và quản lý vận chuyển, giết mổ, chế biến, tiêu thụ thịt gia súc trên địa bàn tỉnh, tổ chức tiêm phòng được 477.820 liều vắc - xin cho trâu, bò và lấy 210 mẫu giám sát sau tiêm phòng vắc - xin tại 6 huyện, thị xã, thành phố gồm: Trấn Yên, Lục Yên, thành phố Yên Bái, Yên Bình, Văn Chấn, Nghĩa Lộ và kết quả đạt tỷ lệ bảo hộ trên 93%.

Công tác thông tin, tuyên truyền được triển khai bằng nhiều hình thức: tổ chức 43 lớp tuyên truyền phổ biến Luật Thú y; tập huấn tăng cường năng lực công tác thú y; công tác PCDB gia súc, gia cầm; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình, Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện 15 chương trình truyền hình về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, bệnh LMLM. 

Nội dung tuyên truyền tập trung chủ yếu về các biện pháp kỹ thuật trong PCDB; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tiêm vắc - xin phòng bệnh LMLM. Tổ chức giám sát lưu hành bệnh, khi dịch bệnh xảy ra, lấy 53 mẫu xét nghiệm bệnh LMLM, kết quả xét nghiệm dương tính  45/53 mẫu type O, 02 type O và A tại xã Túc Đán huyện Trạm Tấu.

Thời gian tới, với mục tiêu giảm số ổ dịch bệnh LMLM qua các năm, giảm số gia súc mắc bệnh tại các địa phương, ngăn chặn dịch từ ngoài lây lan vào địa bàn; nâng cao tỷ lệ tiêm phòng, bảo đảm tiêm vắc - xin cho tối thiểu 80% tổng đàn thuộc diện phải tiêm phòng tiến tới khống chế, loại trừ được bệnh LMLM trên địa bàn tỉnh cần tập trung một số các giải pháp: tăng cường thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về tính chất nguy hiểm của bệnh LMLM; thực hiện tốt các quy định của Luật Thú y, các văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về PCDB LMLM gia súc. Phối hợp với các đoàn thể, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh… tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia PCDB LMLM gia súc. 

Hàng năm, tổ chức tiêm phòng vắc - xin và tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, tổ chức 2 đợt tiêm phòng vắc - xin phòng bệnh LMLM cho đàn gia súc tối thiểu đạt 80% tổng đàn thuộc diện phải tiêm phòng; đối tượng tiêm phòng gồm: trâu, bò, lợn nái, lợn đực giống; thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại, khu vực chăn nuôi; thực hiện tốt giám sát sau tiêm phòng vắc - xin và giám sát lưu hành vi rút LMLM như: lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng vắc - xin để đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia súc sau khi được tiêm; lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút LMLM, nhất là đối với các ổ dịch cũ, nhằm chủ động phát hiện mầm bệnh để tiêm PCDB phù hợp với Type vi rút gây bệnh.

Thực hiện đúng quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, nhất là kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn, động vật làm giống khi nhập vào tỉnh phải khai báo, có hồ sơ kiểm dịch nguồn gốc rõ ràng, mục đích sử dụng, chấp hành theo hướng dẫn của cơ quan thú y; ngăn chặn việc vận chuyển gia súc không rõ nguồn gốc…

Về kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, các địa phương quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn, có cơ chế, chính sách để các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; thực hiện kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quy trình giết mổ trước, trong và sau giết mổ để bảo đảm trong việc kiểm soát bệnh dịch; tập huấn, đào tạo bổ sung nguồn nhân lực để thực hiện kiểm soát giết mổ tại cơ sở giết mổ theo quy định; tăng cường việc kiểm tra vệ sinh thú y tại các điểm giết mổ gia súc, chợ buôn bán động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh; hằng năm, tổ chức tập huấn cho người chăn nuôi, giết mổ, buôn bán, kinh doanh các quy định về PCDB LMLM, điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; tập huấn cho cán bộ thú y cơ sở về thực hiện kiểm soát giết mổ, về dịch tễ học, công tác giám sát dịch bệnh.  

Đối với người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ, cần thực hiện tiêm phòng định kỳ cho đàn gia súc; áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học; thường xuyên vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại khu vực chăn nuôi, theo dõi, giám sát đàn gia súc trong suốt quá trình nuôi. 

Nếu thấy gia súc có biểu hiệu của bệnh LMLM phải báo cáo ngay chính quyền địa phương và cơ quan thú y để điều tra, xác minh và xử lý dịch bệnh kịp thời, không mua bán, giết mổ gia súc mắc bệnh, không vứt xác lợn chết ra môi trường. Người buôn bán, vận chuyển gia súc thực hiện quy trình kiểm dịch, khai báo động vật vận chuyển vào địa bàn với cơ quan thú y địa phương. Người giết mổ động vật cần có nguồn gốc, xuất xứ động vật rõ ràng; chỉ tiếp nhận gia súc giết mổ từ người buôn bán, vận chuyển có đủ giấy tờ kiểm dịch động vật theo quy định, thực hiện hướng dẫn của cơ quan chuyên môn nếu gia súc chờ giết mổ có biểu hiện bệnh.

Kỹ sư Đặng Bình Nguyên (Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Yên Bái)

Tags Yên Bái bệnh lở mồm long móng gia súc

Các tin khác
Dù nhiều chương trình khuyến mãi được các nhà phân phối tung ra liên tục nhưng lượng người mua hàng điện máy vẫn thưa thớt .Ảnh: NGUYỄN HẢI

Theo các trung tâm, siêu thị điện máy tại TP HCM, thị trường đang rơi vào thời điểm tiêu thụ khá thấp.

Indonesia cho xuất khẩu dầu cọ trở lại.

Dầu ăn là một trong những mặt hàng ghi nhận mức tăng giá mạnh nhất kể từ đầu năm nay. Việc Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ được cho là một trong những nguyên nhân khiến giá dầu ăn trong nước tăng cao.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải (thứ 2, trái sang) tham quan gian hàng tỉnh Yên Bái.

Thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2022, chiều 20/5, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) - Bộ Công thương phối hợp với Sở Công thương các tỉnh khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ tổ chức chương trình “Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức XTTM”.

Xác định bảo vệ an toàn hành lang lưới điện là bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng của nhân dân, đồng thời, đảm bảo cấp điện liên tục trong quá trình quản lý, vận hành lưới điện, Công ty Điện lực Yên Bái đã và đang tăng cường các biện pháp đảm bảo vận hành an toàn hành lang lưới điện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục