Liên kết đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/6/2022 | 3:54:08 PM

Để chủ động tìm đầu ra cho nông sản, không ít địa phương đã sẵn sàng phương án tiêu thụ, nhất là liên kết doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng và đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử.

Các sản phẩm gạo do các doanh nghiêp của tỉnh An Giang chế biến, phân phối được bán trên sàn thương mại điện tử sanphamangiang.com.
Các sản phẩm gạo do các doanh nghiêp của tỉnh An Giang chế biến, phân phối được bán trên sàn thương mại điện tử sanphamangiang.com.

Tháng 6 hằng năm là thời điểm nông sản Việt đồng loạt bước vào mùa vụ thu hoạch ở nhiều địa phương trên cả nước. Để chủ động tìm đầu ra cho nông sản, không ít địa phương đã sẵn sàng phương án tiêu thụ, nhất là liên kết doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng và đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử.

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương, từ những tháng đầu năm 2022, các đơn vị liên ngành tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ, Đồng Tháp, hay khu vực miền Bắc như Bắc Giang, Hưng Yên... đã ban hành kế hoạch tiêu thụ về xúc tiến tiêu thụ nông sản trên thương mại điện tử.

Những tỉnh, thành phố này cũng đã phối hợp chặt chẽ với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số trong kết nối sở, ngành địa phương với các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam.

Ngoài những nỗ lực kết nối của chính quyền địa phương, nhiều cá nhân như nhà vườn, chủ trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp bao tiêu nông sản, đơn vị xuất khẩu... cũng tự thân vận động "chào hàng trực tuyến” trên thị trường thương mại điện tử trong và ngoài nước.

Đặc biệt, không ít đơn vị sản xuất, cung ứng nông sản đã nhanh chóng hòa cùng dòng chảy chung của thị trường thương mại điện tử đang ngày càng trở thành kênh mua sắm phổ biến của người tiêu dùng.

Trên thực tế, nhà vườn, chủ trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp bao tiêu nông sản, đơn vị xuất khẩu... ở nhiều địa phương không còn xa lạ với hình thức kinh doanh trực tuyến, nhưng phương thức bán hàng vẫn còn nhỏ lẻ và phát sinh nhiều hạn chế. Điển hình, nhiều đơn vị gặp thách thức trong việc ứng dụng công nghệ vào khâu vận hành, logistics...

Mặt khác, sự kết nối chuỗi cung ứng từ sản xuất đến người tiêu dùng đã và đang trở thành "chìa khóa" hiện thực hóa mô hình nông nghiệp hiện tại tại Việt Nam trước tác động của dịch COVID-19 trong thời gian qua. Trong đó, có thể kể đến mô hình quản trị nông nghiệp mới mang tên 3F, gồm Feed-Farm-Food (từ trang trại đến bàn ăn), với mục tiêu cốt lõi tạo ra sản phẩm nông sản chất lượng và vận chuyển đến tay người tiêu dùng, nhưng vẫn đảm bảo độ tươi ngon như khi còn ở trang trại.

Cùng với đó, là sự nhập cuộc của người nông dân, kênh thương mại điện tử và đơn vị vận chuyển đã tạo nên sự liên kết bền vững giúp hiện thực hóa mô hình 3F. Đặc biệt, giải quyết những tồn tại bất cập trong kết nối từ cung đến cầu trong chuỗi cung ứng cho người nông dân.

Theo ông Phan Bình, Giám đốc Thương hiệu chuyển phát nhanh quốc tế J&T Express, trong xu thế trực tuyến mạnh mẽ như hiện nay, doanh nghiệp chuyển phát nhanh, sàn thương mại điện tử, người nông dân hay KOC (người tiêu dùng chủ chốt) đều giữ một vị trí cân bằng.

Doanh nghiệp phải bắt tay nhau tạo ra giải pháp toàn diện, chỉ dẫn cho người nông dân, mở đường cho hoạt động giao thương của người bán trở nên thuận lợi hơn, tránh tình trạng phụ thuộc hoàn toàn vào một số đơn vị hay phải qua nhiều khâu trung gian.

Những nỗ lực trong việc hỗ trợ nông sản Việt thông qua liên kết các bên trong chuỗi cung ứng từ sản xuất đến vận chuyển ra thị trường tiêu thụ đã tạo thuận tiện cho bà con nông dân tìm hướng giải quyết đầu ra cho nông sản, nhất là vào giai đoạn mùa vụ thu hoạch.

Đơn vị chuyển phát nhanh, vận chuyển còn là khâu quan trọng, hỗ trợ tiêu thụ, thu hoạch và đóng gói hàng hóa theo chuẩn quy định; đảm bảo chất lượng vận chuyển đến tay người tiêu dùng; giúp người nông dân có thể làm chủ giá cả mà không cần thông qua bất cứ đơn vị trung gian nào khác.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Lâm Thế Khải, Giám đốc Sản phẩm UPOS Việt Nam, chỉ ra rằng phần mềm UPOS có mối liên kết chặt chẽ với sàn thương mại điện tử, bởi với tính năng đa dạng về quản lý sản phẩm, đơn hàng và hàng tồn kho, người bán có thể dễ dàng quản lý hàng hóa, giám sát vận chuyển và thông tin khách hàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Điều này giúp tăng khả năng bán hàng thành công trên sàn thương mại điện tử.

Bên cạnh sự linh hoạt giải pháp dựa vào nhu cầu phong phú của khách hàng, phần mềm UPOS góp phần hỗ trợ người nông dân giải quyết nhu cầu về doanh thu, thắc mắc về công nghệ và giúp họ tập trung vào thế mạnh sản xuất nông sản...

Các bên cùng nhau phối hợp chặt chẽ để mang lại trải nghiệm tối ưu nhất cho người tiêu dùng đến khâu vận chuyển cuối cùng và chung tay nâng tầm nông sản Việt, góp phần đưa nền nông nghiệp Việt hòa chung với xu thế phát triển của thị trường toàn cầu.

Cú hích từ dịch COVID-19 đã khiến nông sản Việt dần được phổ biến trên nền tảng mua sắm trực tuyến, cũng như sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước.

Tuy vậy, một số chuyên gia nhận định nông dân ngoài vai trò sản xuất, cần tận dụng làn sóng mua sắm trực tuyến qua kênh thương mại điện tử, mạng xã hội... sẵn có để bán được sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng, thức đẩy hiện thực hóa mô hình "từ nông trại đến bàn ăn."

Song song đó, mô hình này có duy trì lâu dài và phát triển bền vững không, nông dân cũng rất cần những giải pháp toàn diện; trong đó có sự đồng hành của doanh nghiệp, đơn vị chuyển phát nhanh và sàn thương mại điện tử, cùng với chính quyền địa phương.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Đồng chí Trần Huy Tuấn – Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu tại buổi làm việc

Sáng 9/6, UBND tỉnh làm việc với các sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị tư vấn lập Quy hoạch để đánh giá nội dung các chuyên đề tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Giá thép trong nước tiếp tục giảm

Giá thép trong nước tiếp tục giảm thêm 300.000-310.000 đồng/tấn xuống còn 16,92-17,42 triệu đồng/tấn. Đây là lần giảm thứ 5 liên tiếp của giá thép trong nước trong hơn 3 tuần qua.

Người dân xã Kiên Thành thu hoạch măng tre Bát độ đưa vào chế biến mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ một nền sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, tự sản, tự tiêu, làm theo phong trào thì nay Trấn Yên hình thành và phát triển các loại sản phẩm hàng hóa chủ lực của địa phương với khối lượng lớn, giá trị cao. Việc phân vùng phát triển kinh tế gắn với phát triển các sản phẩm nông - lâm nghiệp chủ lực, sản xuất theo chuỗi giá trị đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững.

Nhân dân thôn Hợp Thịnh trồng hoa, tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch -  đẹp.

Thời gian qua, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình đã tăng cường triển khai nhiều hoạt động, giải pháp bảo vệ môi trường trong sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nông thôn nhằm kiểm soát và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, góp phần quan trọng duy trì xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), tiến tới xây dựng xã NTM nâng cao, kiểu mẫu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục