Tăng cường công khai, minh bạch trong đấu thầu mua sắm công

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/6/2022 | 2:13:08 PM

Các khó khăn doanh nghiệp thường gặp nhất khi tham gia đấu thầu tại địa phương là thời gian chuẩn bị để nộp hồ sơ dự thầu quá ngắn, thư mời thầu không công bố rộng rãi, điều kiện thực hiện hợp đồng quá khó...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia đấu thầu công tại địa phương, đòi hỏi phải tăng cường công khai minh bạch trong công tác này. Đây là cảnh báo và khuyến nghị nhấn mạnh trong báo cáo khảo sát được công bố tại Hội thảo "Đấu thầu mua sắm công từ góc nhìn của doanh nghiệp” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức sáng 16/6 tại Hà Nội. 

Kết quả khảo sát tại Báo cáo "Đấu thầu mua sắm công từ góc nhìn của doanh nghiệp” cho thấy, nhiều cảnh báo đáng chú ý. Đầu tiên là tình trạng doanh nghiệp sẵn sàng trả chi phí ngoài quy định để tăng khả năng trúng thầu là khá phổ biến, với tỷ lệ 34% số doanh nghiệp được khảo sát. Khảo sát năm 2021 cho thấy: 25% doanh nghiệp cho biết có chủ động chi trả chi phí không chính thức khi tham gia đấu thầu, khoảng 10% cho biết do cán bộ phụ trách đấu thầu của bên mời thầu, chủ đầu tư gợi ý. Rất đáng lưu ý, có tới gần 59% doanh nghiệp cho biết việc chi trả chi phí không chính thức khi tham gia đấu thầu là "luật bất thành văn” mà doanh nghiệp phải tự hiểu khi tham gia đấu thầu.

Ông Đậu Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường trực, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhìn nhận: "Một trong những kết luận của điều tra này cho thấy nhu cầu doanh nghiệp là việc sửa đổi Luật Đấu thầu cần chú trọng công khai minh bạch hơn nữa hoạt động đấu thầu mua sắm công, tăng cường công tác thực hiện, các cơ quan ở địa phương cần chú trọng giải quyết công khai công bằng, thỏa đáng các vướng mắc kiến nghị của doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu. Đây là hướng quan trọng Luật cần hướng tới trong thời gian tới".

Các khó khăn doanh nghiệp thường gặp nhất khi tham gia đấu thầu tại địa phương là thời gian chuẩn bị để nộp hồ sơ dự thầu quá ngắn, thư mời thầu không công bố rộng rãi, điều kiện thực hiện hợp đồng quá khó, tiêu chuẩn về năng lực và kinh nghiệm nhà thầu khó bất thường, tiêu chí phụ không thỏa đáng, khó hoặc không mua được hồ sơ mời thầu. Các vấn đề khó khăn càng phổ biến hơn đối với các doanh nghiệp tham gia các gói đấu thầu của các cơ sở y tế công lập.

Ông Hoàng Cương, Trưởng phòng Chính sách đấu thầu, Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Ban soạn thảo dự án Luật Đấu thầu sửa đổi đang tiếp thu góp ý hoàn thiện dự thảo.

"Vấn đề giải quyết kiến nghị trong dự thảo Luật chúng tôi đã gửi xin ý kiến và cũng đang đưa ra 3 phương án, trong đó chúng ta muốn một cơ quan giải quyết kiến nghị mang tính độc lập với chủ đầu tư và người có thẩm quyền, từ đó tạo ra sự tin tưởng của nhà thầu khi họ có ý kiến kiến nghị và kết quả giải quyết kiến nghị của một cơ quan khách quan độc lập sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, từ đó nâng cao hiệu quả cạnh tranh minh bạch trong đấu thầu".

Từ kết quả khảo sát tại Báo cáo "Đấu thầu mua sắm công từ góc nhìn của doanh nghiệp”, nhóm nghiên cứu khuyến nghị cần sửa đổi Luật Đấu thầu theo hướng nâng cao công khai, minh bạch trong hoạt động đấu thầu mua sắm công thông qua tăng cường sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và hợp đồng, kết hợp sử dụng tối đa và tối ưu đấu thầu qua mạng trong các hoạt động tổ chức, quản lý đấu thầu.

Đồng thời, cần tăng cường giám sát đấu thầu mua sắm công thông qua nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với cả các đơn vị mời thầu, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng ở địa phương cần chú trọng tới chất lượng giải quyết các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp tham gia đấu thầu thông qua thiết lập các cơ chế giải quyết kiến nghị độc lập.

Báo cáo "Đấu thầu mua sắm công từ góc nhìn của doanh nghiệp” là kết quả của dự án hợp tác giữa Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP), sự tài trợ của Cơ quan Phát triển quốc tế Úc. Khảo sát nhằm tìm hiểu trải nghiệm và cảm nhận của các doanh nghiệp về hoạt động đấu thầu mua sắm công tại các địa phương, trong đó có lĩnh vực y tế công. Báo cáo sử dụng dữ liệu điều tra với các câu hỏi được lồng ghép vào khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2021, một điều tra doanh nghiệp thường niên quy mô lớn do VCCI triển khai trong nhiều năm qua tại Việt Nam.

(Theo VOV)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Sáng 16/6, giá vàng trong nước tại các công ty vàng bạc đá quý đồng loạt tăng sau thông tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất.

Các lô hàng bún, miến, phở xuất khẩu sang EU không cần bổ sung giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương cấp. Ảnh minh họa

Ngày 15-6, Văn phòng Bộ Công thương thông tin, Liên minh châu Âu (EU) đã đăng công báo sửa đổi quy định về các biện pháp khẩn cấp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU, có hiệu lực từ ngày 3-7 tới.

Thời gian qua, Chi cục Hải quan Yên Bái (HQYB) đã triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn. 6 tháng đầu năm 2022, Chi cục thu thuế xuất nhập khẩu ước đạt trên 130 tỷ đồng, bằng 56,5% kế hoạch.

Mô hình trình diễn giống lúa lai 2 dòng Thiên Trường 217 vụ xuân 2022 ở thôn Bản Muổi, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên.

Vụ xuân 2022, Trung tâm Giống cây trồng - Vật nuôi tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Lục Yên, UBND xã Lâm Thượng xây dựng mô hình trình diễn giống lúa lai 2 dòng Thiên Trường 217 (viết tắt là TT 217).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục