Mù Cang Chải: Tín hiệu khả quan từ Nghị quyết 69

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/6/2022 | 7:45:26 AM

YênBái - Theo kế hoạch, UBND huyện Mù Cang Chải chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức nghiệm thu đối với các hộ đăng ký hỗ trợ phát triển sản xuất chăn nuôi đặc sản hữu cơ theo Nghị quyết 69 (đợt 1) xong trước ngày 24/7/2022.

Mô hình nuôi trâu, bò của ông Thào A Thông ở bản Xéo Dì Hồ, xã Lao Chải đang phát triển tốt.
Mô hình nuôi trâu, bò của ông Thào A Thông ở bản Xéo Dì Hồ, xã Lao Chải đang phát triển tốt.

Để tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND (NQ 69) ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp (NLN) và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, ngay từ đầu năm, huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền thông qua các buổi họp bản, sinh hoạt đoàn thể để hướng dẫn người dân, doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện đăng ký các nội dung hỗ trợ của NQ 69 nhằm đảm bảo tiến độ giải ngân (đợt 1) năm 2022.

Thăm mô hình chăn nuôi trâu, bò của ông Thào A Thông ở bản Xéo Dì Hồ, xã Lao Chải, Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải Phạm Tiến Lâm cho hay, nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả NQ 69 của HĐND tỉnh, ngay từ đầu năm nay, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền NQ 69 và triển khai NQ số 05/2022//NQ-HĐND ngày 30/3/2022 của HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất NLN và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo NQ 69 đến các hộ gia đình, cá nhân, DN, HTX, tổ hợp tác để đăng ký hỗ trợ phát triển sản xuất NLN (đợt 1) năm 2022 đảm bảo kế hoạch đề ra.... 

Qua triển khai (đợt 1) năm 2022, toàn huyện đã có 98 hộ đăng ký thực hiện chính sách phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa hoặc đặc sản hữu cơ.

Trong đó, chăn nuôi lợn nái sinh sản quy mô từ 15 con trở lên có 1 cơ sở; chăn nuôi trâu, bò quy mô từ 10 con trở lên 38 cơ sở; chăn nuôi gia cầm đặc sản quy mô chăn nuôi từ 300 con trở lên 4 cơ sở; chăn nuôi lợn nội, quy mô 3 con lợn nái và 20 con lợn thịt trở lên 50 cơ sở; chăn nuôi dê có quy mô từ 30 con trở lên 5 cơ sở. 

3 xã đăng ký hỗ trợ phát triển sản xuất cây ăn quả theo chuỗi giá trị của NQ 69 (đợt 1) năm 2022, gồm: xã Nậm Khắt dự án liên kết trồng mới và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả ôn đới (cây lê và hồng không hạt Fusa) 30 ha; xã Púng Luông với dự án liên kết trồng mới và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả ôn đới (cây lê Đài Loan) 19 ha; xã La Pán Tẩn với dự án liên kết trồng mới và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả ôn đới (cây lê và hồng không hạt Fusa) 20 ha... 

Tổng kinh phí hỗ trợ (đợt 1) là 3.477 triệu đồng; trong đó, kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất cây ăn quả liên kết theo chuỗi giá trị là 1.383 triệu đồng; kinh phí hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa hoặc đặc sản hữu cơ 1.944 triệu đồng. 

Đến nay, các hộ đã đầu tư làm xong chuồng trại và mua con giống về nuôi. Các cơ quan chuyên môn của huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn nghiệm thu để giải ngân hỗ trợ cho hộ đăng ký hỗ trợ đợt 1. 

Ông Thào A Thông phấn khởi cho hay: "Đầu năm 2021, mình đi họp bản nghe cán bộ xã tuyên truyền, triển khai một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất NLN và thủy sản, mình rất mừng nhưng gia đình chưa có đủ điều kiện để đăng ký hỗ trợ. Năm nay, mình bàn với vợ con đi vay ngân hàng thêm 190 triệu đồng về làm chuồng trại, trồng cỏ voi cộng thêm chút vốn tích lũy đầu tư mua được 3 con trâu và 16 con bò về nuôi. Đầu tháng 6, huyện, xã đã về nghiệm thu và chắc chắn mình sắp nhận tiền hỗ trợ 30 triệu đồng. Mình sẽ cố gắng chăm sóc trâu, bò phát triển, sinh sản tốt để những năm tới trâu, bò đẻ nhiều để bán đi trả nợ ngân hàng”.

Theo kế hoạch, UBND huyện Mù Cang Chải chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức nghiệm thu đối với các hộ đăng ký hỗ trợ phát triển sản xuất chăn nuôi đặc sản hữu cơ theo NQ 69 (đợt 1) xong trước ngày 24/7/2022. 

Đối với các xã thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cây ăn quả liên kết theo chuỗi giá trị, thời gian thực hiện từ tháng 1/2022 đến hết tháng 11/2022; đợt 1 nghiệm thu xong trước ngày 20/5/2022; đợt 2 nghiệm thu xong trước ngày 30/11/2022. 

Việc tiếp tục triển khai thực hiện NQ 69 theo quy mô lớn hơn, với sự tham của nhiều hộ dân, DN, HTX, tổ hợp tác, hứa hẹn sẽ góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững và vươn lên làm giàu cho người dân ở huyện vùng cao đặc biệt khó khăn.

Minh Hằng

Tags Nghị quyết 69 Mù Cang Chải

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục