Chuyển biến nông nghiệp ở Pá Lau

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/7/2022 | 2:40:19 PM

YênBái - Xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu có 318 hộ, sinh sống tại 4 thôn; trong đó, dân tộc Mông chiếm 99%. Trước đây, phương thức canh tác nông nghiệp của người dân còn rất lạc hậu, sử dụng chủ yếu các giống cây lương thực địa phương đã thoái hóa nên năng suất thấp, sản lượng bấp bênh.

Đến nay, tổng đàn gia súc chính của xã Pá Lau có trên 1.848 con.
Đến nay, tổng đàn gia súc chính của xã Pá Lau có trên 1.848 con.

Tuy nhiên, mấy năm gần đây, nhờ cấp ủy, chính quyến xã tập trung phát huy nội lực, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nên đời sống nhân dân đã khác.  

Đặc biệt, thực hiện chương trình hành động của Đảng bộ huyện lần thứ XIV về chuyển đổi cơ cấu nội ngành sản xuất nông - lâm nghiệp, Đảng bộ Pá Lau tập trung chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, quy hoạch vùng sản xuất, định hướng phát triển từng loại cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu; tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh, tăng vụ. 

Xã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện hướng dẫn nông dân cách chọn giống tốt, năng suất cao, phương pháp chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh trên các loại cây trồng... Cụ thể, trước đây, Pá Lau chỉ có trên 60% diện tích gieo cấy 2 vụ thì nay với diện tích trồng cây lương thực 217 ha đã có 77 ha lúa 2 vụ, 140 ha ngô 2 vụ. 

Đồng chí Hảng A Su - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: trước đây, đồng bào chủ yếu gieo cấy giống ngô, lúa địa phương năng suất, chất lượng thấp. Qua tuyên truyền, vận động cùng với sự giúp đỡ của các ngành chuyên môn, tổ công tác của huyện, Đảng ủy, chính quyền xã đã chỉ đạo đưa vào sản xuất các giống cây lương thực cho năng suất, chất lượng cao, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng địa phương. Đến nay, gần như 100% diện tích đều sử dụng các loại giống tốt, gồm các giống ngô Bioseed, Ag 59, C919, NK66..., năng suất đạt trên 60 tạ/ha/năm; các giống lúa: Nhị ưu 838, ĐS 1, Việt lai 20... cho năng suất  50,5tạ/ha/vụ. 

Cùng đó, xã động viên nhân dân chú trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; áp dụng khung thời vụ hợp lý; sản xuất theo hướng thâm canh tăng vụ, nhất là đưa sản xuất lúa xuân trở thành vụ sản xuất chính trong năm nên không những sản lượng lương thực hàng năm của xã tăng mà diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt cũng có sự đột phá.

Ông Hảng A Chống ở thôn Gieo Lâu phấn khởi bày tỏ: "Trước đây, gia đình mình khó khăn lắm, diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì có nhưng hiệu quả không cao. Gần đây, mình mạnh dạn đầu tư đưa giống lúa chất lượng cao Nhị ưu 838 vào sản xuất trên 2.500 m2, sản lượng đạt trên 2 tấn, kết hợp với chăn nuôi nên gia đình mình không chỉ thoát nghèo mà sẽ vươn lên làm giàu”.

Cùng với trồng lúa nước, trồng rừng, phát huy tiềm năng, thế mạnh địa phương, xã Pá Lau còn tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển chăn nuôi gia súc chính theo hướng bán chăn thả; trong đó, tập trung chăn nuôi trâu, bò vỗ béo tạo thành hàng hóa, tái phát triển đàn lợn. 

Ông Thào A Phổng ở thôn Giao Lâu cho biết: "Tận dụng đất đồi rừng, năm 2020, tôi đầu tư nuôi đàn gia súc với 4 con trâu, bò. Lấy ngắn nuôi dài, đến nay, tôi đã có 12 con trâu, bò. Thời gian tới, tranh thủ nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước, tôi sẽ tiếp tục tăng đàn để có thêm nguồn thu nhập”. 

Xã cũng đang tập trung vận động người dân chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo hướng hàng hóa; chú trọng tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi… Đã xuất hiện một số mô hình chăn nuôi quy mô lớn, cho hiệu quả kinh tế cao. Tổng đàn gia súc chính của Pá Lau hiện có 1.848 con và đàn gia cầm là 9.100 con.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng cao của nhân dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh, tăng vụ nên tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của xã giảm trên 7% và hết năm 2021 còn 48%. Đó là tiền đề quan trọng để Pá Lau vững bước xây dựng nông thôn mới và tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.

Văn Tuấn

Tags Pá Lau Trạm Tấu cây lương thực năng suất thấp sản lượng chăn nuôi trâu

Các tin khác
Đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng trao quyết định Đồ án quy hoạch vùng huyện Mù Cang Chải cho huyện Mù Cang Chải.

Sáng 7/7, huyện Mù Cang Chải đã phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức Hội nghị công bố Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Mù Cang Chải.

Giao dịch vàng tại doanh nghiệp.

Giá vàng thế giới phiên sáng nay giảm mạnh tới 32 USD/ounce, hiện giao dịch quanh mức 1.738 USD/ounce, đã kéo giá vàng trong nước xuống từ 150.000-520.000 đồng mỗi lượng.

Giá xăng dầu lên cao, nhiều người dân Yên Bái chuyển sang sử dụng xe máy điện.

Thời gian gần đây, giá xăng dầu liên tục tăng lên trên 32.000 đồng/lít, khiến chi phí đi lại của người dân tăng lên đáng kể. Do đó, nhiều người đã chuyển sang đi xe đạp điện, xe máy điện để tiết kiệm chi phí.

Những chiếc săm, lốp qua quá trình xử lý nhiệt phân trở thành nguồn năng lượng.

Công nghệ nhiệt phân lốp xe và các loại rác có nguồn gốc từ cao su đã qua sử dụng trở thành dầu FO-R, than các-bon đen, khí gas... mới chỉ xuất hiện ở nước ta vài năm trở lại đây. Tại địa bàn tỉnh Yên Bái, Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp (HTX DVTH) Thắng Lợi là đơn vị đầu tiên mạnh dạn đưa dây chuyền sản xuất dầu F0-R vào sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục