Vẫn còn tình trạng cùng lúc dán 2 thẻ thu phí không dừng ETC trên xe ô tô

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/8/2022 | 7:41:20 AM

Qua kiểm tra, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phát hiện cả 2 nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng là VETC và VDTC đều dán và kích hoạt tài khoản thu phí không dừng sai quy định.

Tổng cục Đường bộ yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ hoàn thiện quy trình dán thẻ, mở và quản lý tài khoản giao thông.
Tổng cục Đường bộ yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ hoàn thiện quy trình dán thẻ, mở và quản lý tài khoản giao thông.

Sau 1 tuần triển khai thu phí tự động không dừng (ETC) tại các tuyến cao tốc trên toàn quốc, theo đánh giá của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT), công tác vận hành hệ thống ETC cơ bản ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục tháo gỡ.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, qua kiểm tra xác suất dữ liệu đấu nối thẻ đầu cuối, mở tài khoản dịch vụ thu phí không dừng của 9 phương tiện được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu của Công ty TNHH thu phí tự động VETC và Công ty cổ phần giao thông số Việt Nam (VDTC) cho thấy, cả 2 nhà cung cấp dịch vụ đều có tình trạng dán thẻ, mở tài khoản cho phương tiện đã đăng ký mở tài khoản của bên còn lại.

Trong số này có 6 phương tiện Công ty VDTC mở tài khoản trước, Công ty TNHH thu phí tự động VETC mở tài khoản chèn sau.

Cũng theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, vẫn còn tồn tại một số bất cập trong quá trình thu phí điện tử không dừng như lỗi thẻ, lỗi tài khoản giao thông... đã được các cơ quan báo chí phản ánh nhưng nhà cung cấp dịch vụ chưa khắc phục.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu 2 nhà cung cấp dịch vụ nghiêm túc rút kinh nghiệm khi để xảy ra các tồn tại, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra sự cố và tranh chấp pháp lý trong quá trình thu phí tự động không dừng.

Hai nhà cung cấp dịch vụ cũng cần rà soát, chấn chỉnh việc dán thẻ đầu cuối, mở và quản lý tài khoản giao thông để giải quyết dứt điểm các vướng mắc cho chủ phương tiện. Đồng thời nghiêm túc thực hiện hợp đồng đã ký giữa hai bên. Kết quả thực hiện báo cáo về Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước ngày 15/8.

"Các nhà cung cấp dịch vụ rà soát sửa đổi các quy định của hợp đồng liên quan đến quy trình dán thẻ, mở và quản lý tài khoản giao thông, đảm bảo thống nhất các bước, quy trình thực hiện", Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu.

Ông Tô Nam Toàn, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ Môi trường và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, từ ngày 1/8/2022, toàn bộ các tuyến cao tốc đã thực hiện chỉ có thu phí điện tử không dừng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT.

Đánh giá ban đầu, việc vận hành hệ thống thu phí điện tử không dừng tại các trạm thu phí cơ bản ổn định, không phát sinh các tình huống phức tạp, sự cố cần phải giải quyết giảm dần hiện tượng ùn tắc cục bộ, không để kéo dài.

"Đến thời điểm này đã có hơn 3,5 triệu phương tiện trên toàn quốc dán thẻ đầu cuối, đạt tỷ lệ 76%, tăng gần 1,2 triệu phương tiện so với thời điểm cuối năm 2021. Với tốc độ này, việc đạt tỷ lệ trên 80% vào cuối tháng 8 là rất khả thi", ông Toàn nhận định.

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, trong 1 tuần qua, các đơn vị đã rất nỗ lực giải quyết bức xúc, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân, như Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã bỏ yêu cầu kiểm soát số dư trong tài khoản giao thông, không bắt buộc các tài xế phải có số dư tối thiểu trước khi qua trạm. Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư, nhà cung cấp dịch vụ duy trì trạng thái tập trung lực lượng ở cấp độ cao nhất trong vòng 1 tháng, trên tinh thần phục vụ tối đa cho người dân. 

Thời gian tới, Bộ GTVT sẽ kiểm tra, giám sát, xử lý triệt để các bất cập của hệ thống ETC. Trong đó, nhà cung cấp dịch vụ phải khắc phục ngay các lỗi kỹ thuật, đặc biệt là lỗi không nhận diện thẻ.

Bên cạnh đó, các đơn vị phải tăng cường nhân lực trực đường dây nóng để kịp thời hỗ trợ chủ phương tiện có nhu cầu kích hoạt hoặc chuyển đổi tài khoản thu phí, tiếp tục đẩy mạnh công tác dán thẻ cho phương tiện.

(Theo VOV)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Theo Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi trường hợp các thành viên của hộ gia đình có nhu cầu thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp hộ gia đình sẽ được ghi tên tất cả các thành viên của hộ gia đình.

Một mô hình chăn nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế cao của nông dân xã Cẩm Nhân, huyện Yên Bình.

Thực hiện Chương trình hành động số 56 của Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2022, từ đầu năm đến nay, các cấp hội nông dân (HND) toàn tỉnh tích cực triển khai thực hiện, thu hút được đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân (HVND) tham gia, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới (XDNTM), đô thị văn minh.

Lãnh đạo thị trấn Sơn Thịnh cùng Tổ trưởng dân phố Sơn Lềnh tuyên truyền, vận động nhân dân trong tổ đóng góp công lao động, hoàn thiện 1 km đường mới được bê tông hóa.

Giai đoạn 2016 - 2020, cùng với sự đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình, đề án, dự án, huyện Văn Chấn đã vận động nhân dân đóng góp hàng tỷ đồng, hàng vạn ngày công lao động, hiến đất, chung sức mở đường bê tông, láng nhựa, bê tông nhựa được hàng trăm ki-lô-mét đường nông thôn; sửa chữa, xây dựng mới hàng chục cầu treo... tạo điều kiện cho giao thương phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Giai đoạn II của Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) do Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tài trợ Hội Nông dân tỉnh đã triển khai các dự án tại 4 xã của 2 huyện Trấn Yên và Yên Bình. Qua đó, Chương trình FFF đã tạo sự thay đổi rõ rệt về tư duy, nhận thức của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp, phát triển sinh kế dưới tán rừng, làm cơ sở phát triển bền vững đa lợi ích dựa trên phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có về kinh tế rừng của tỉnh miền núi Yên Bái .

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục