UBND tỉnh làm việc về Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/8/2022 | 4:25:58 PM

YênBái - Chiều 9/8, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc về Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030. Các đồng chí: Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thế Phước - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đồng chủ trì buổi làm việc.

Tỷ lệ đô thị hóa đạt trung bình 20,28%

Hiện nay, tỷ lệ đô thị hóa tỉnh Yên Bái đạt trung bình 20,28%. Toàn tỉnh có 12 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại III, 1 đô thị loại IV và 10 đô thị loại V. 

Theo nội dung Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 116/QĐ-UBND ngày 25/01/2021 của UBND tỉnh; danh mục, lộ trình và kế hoạch nâng loại đô thị tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, bao gồm: 

Lập đề án nâng cấp thành phố Yên Bái là đô thị loại II; thị xã Nghĩa Lộ là đô thị loại III; thị trấn Mậu A, thị trấn Cổ Phúc và thị trấn Yên Bình là đô thị loại IV. 

Lập điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Mậu A, thị trấn Yên Thế. 

Điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Mù Cang Chải, đáp ứng tiêu chí về quy mô dân số, hướng đến việc khắc phục các tiêu chí, tiêu chuẩn chưa đạt của đô thị loại V. 

Lập đồ án quy hoạch xây dựng và đề án công nhận 10 đô thị mới đạt tiêu chí đô thị loại V, bao gồm: Hưng Khánh, Báo Đáp (huyện Trấn Yên); An Thịnh, An Bình (huyện Văn Yên); Khánh Hòa (huyện Lục Yên); Cảm Ân, Cảm Nhân (huyện Yên Bình); Tân Thịnh, Tú Lệ, Cát Thịnh (huyện Văn Chấn).


Lãnh đạo Sở Xây dựng trình bày báo cáo tình hình thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đô thị còn có những khó khăn, hạn chế như: tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh còn thấp; tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng chất lượng chưa cao; kiến trúc khu vực đô thị và khu vực nông thôn thiếu bản sắc và đặc trưng đô thị; hạ tầng kết nối giữa đô thị với các vùng nông thôn chưa tốt; kết cấu hạ tầng đô thị chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân; chưa thực sự đồng nhất giữa quy hoạch đô thị với quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực; vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải, nước thải, thoát nước… 

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tham gia thảo luận, nêu những khó khăn, vướng mắc; đề xuất phương hướng, giải pháp thực hiện Chương trình phát triển đô thị 6 tháng cuối năm 2022. 


Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn phát biểu kết luận buổi làm việc.

Phấn đấu đến năm 2025 dạt tỷ lệ đô thị hóa trung bình 26-28%

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương cần bám sát quan điểm chỉ đạo, định hướng và nhiệm vụ trọng tâm theo các nghị quyết, chương trình của Trung ương, của tỉnh, tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển đô thị trong từng giai đoạn phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Tiếp tục xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển, nâng loại đô thị tỉnh Yên Bái hàng năm đến 2025 và từng giai đoạn 5 năm tiếp theo, cụ thể hóa các quy hoạch liên quan, đảm bảo sự phát triển của đô thị đáp ứng các tiêu chí quy định. 

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các ngành, các địa phương dành nhiều sự quan tâm đến công tác quản lý và phát triển đô thị bởi đây là một trong những chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển đô thị bền vững theo quy hoạch, kế hoạch.

Cùng với đó, xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị, nâng cao chất lượng sống tại đô thị, đảm bảo cơ bản đáp ứng nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội cho cư dân đô thị; phát triển kiến trúc đô thị hiện đại, xanh, thông minh, giàu bản sắc, các yếu tố văn hóa đặc trưng được giữ gìn và phát huy; quá trình thực hiện phải xây dựng lộ trình phù hợp, triển khai đồng bộ và phải được kiểm tra, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện. 

Yên Bái phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh đạt trung bình 26-28%. Toàn tỉnh có 22 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại II (thành phố Yên Bái), 1 đô thị loại III (thị xã Nghĩa Lộ), 3 đô thị loại IV (thị trấn Cổ Phúc, thị trấn Yên Bình và thị trấn Mậu A) và 17 đô thị loại V. 

Đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa đạt trung bình đạt từ 28% - 30%. Toàn tỉnh có 26 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại II (thành phố Yên Bái), 1 đô thị loại III (thị xã Nghĩa Lộ), 4 đô thị loại IV (thị trấn Cổ Phúc, thị trấn Yên Bình, thị trấn Mậu A, thị trấn Yên Thế) và 20 đô thị loại V. 

Ngoài nhiệm vụ chung, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, địa phương.

Thu Trang - Đức Toàn

Tags Yên Bái Chương trình phát triển đô thị năm 2030 Trần Huy Tuấn Nguyễn Thế Phước quy mô dân số ô nhiễm môi trường rác thải nước thải thoát nước

Các tin khác
Các doanh nghiệp mong muốn được tiếp cận vốn tín dụng có chi phí thấp hơn.

Ngân hàng Nhà nước đề xuất các bộ, ngành, địa phương có giải pháp tăng khả năng tiếp cận tín dụng với doanh nghiệp.

Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: Phạm Hùng

Dự báo, doanh nghiệp (DN) vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, do đó rất cần sự đồng hành hỗ trợ của Chính phủ.

Nhóm hàng xuất khẩu tăng nhiều nhất là nhóm công nghiệp và khoáng sản tăng gấp 2,6 lần so cùng kỳ.

Trong 4 tháng đầu năm, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt 125,49 triệu USD, tăng 30% so cùng kỳ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý: Không tăng giá đột ngột, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng một thời điểm, không tăng giá vào thời điểm tăng lương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục