Bộ Tài chính: Nhiều mặt hàng chịu áp lực tăng giá dịp cuối năm

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/9/2022 | 3:15:35 PM

Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Bộ, ngành, UBND các tỉnh yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường biện pháp quản lý, điều hành giá.

Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá. (Ảnh minh họa)
Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá. (Ảnh minh họa)

Công điện của Bộ Tài chính nêu rõ, từ nay đến cuối năm 2022, lạm phát ở một số nước tiếp tục có xu hướng gia tăng, giá xăng dầu thế giới diễn biến bất thường, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu, vật tư chiến lược vẫn chịu áp lực lớn tăng giá từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu, giá một số mặt hàng trong nước có hiện tượng tăng cao…

Do đó, Bộ Tài chính đề nghị các cơ quan, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.

Bên cạnh đó, sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá để kiểm soát, bình ổn thị trường. Giám sát thực hiện các biện pháp kê khai, niêm yết giá, công khai thông tin về giá; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá, nhất là diễn biến giá các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để hạn chế gia tăng lạm phát, ổn định tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Bộ Tài chính đề nghị Sở Tài chính các tỉnh, thành phố nắm bắt thị trường giá cả; căn cứ điều kiện, tình hình thực tế tại địa phương để thực hiện chương trình bình ổn thị trường.

Tổng Cục Thuế, Tổng Cục Hải quan, Tổng Cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước tăng cường công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tránh để xảy ra các biến động bất thường ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội.

Kiểm soát chặt chẽ việc kê khai, quyết toán thuế, công tác hoàn thuế, chống thất thu, gian lận thuế, giảm nợ đọng thuế; tập trung quản lý chi ngân sách nhà nước đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm, đúng chế độ; xuất cấp kịp thời hàng dự trữ quốc gia theo đúng quyết định của Thủ tướng, chỉ đạo của Bộ Tài chính để ứng phó kịp thời các tình huống.

(Theo VTC)

Các tin khác
9 tháng năm 2023, giá trị sản xuất xây dựng theo giá hiện hành ước đạt 10.050,237 tỷ đồng, tăng 11,25% so với cùng kỳ năm trước.

9 tháng năm 2023, giá trị sản xuất xây dựng theo giá hiện hành trên địa bàn Yên Bái ước đạt 10.050,237 tỷ đồng, tăng 11,25% so với cùng kỳ năm trước.

Giá vàng SJC có thể lên mức 70 triệu đồng/lượng.

Ngày 2/10, giá vàng SJC gần chạm mốc 69 triệu đồng/lượng. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, giá vàng sẽ tiến đến mốc 70 triệu đồng/lượng.

Khách hàng giao dịch tại Phòng giao dịch Văn Tiến, thành phố Yên Bái, trực thuộc Agribank Yên Bái.

Gắn với sứ mệnh “tam nông”, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh tỉnh Yên Bái luôn khẳng định vai trò chủ lực trên thị trường tài chính, nhất là nông nghiệp, nông thôn (NNNT).

Yên Bái tham gia Hội chợ xuất - nhập khẩu hàng hóa tại Côn Minh, Trung Quốc. Trong ảnh: Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh giới thiệu sản phẩm của Yên Bái trưng bày tại Hội chợ với Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang.

Xúc tiến thương mại (XTTM) được xem như “bà mối”, góp phần tháo gỡ khó khăn, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm hàng hóa. Vì vậy, thời gian qua, việc thường xuyên tổ chức các hoạt động XTTM giúp nhiều sản phẩm của Yên Bái vào được các siêu thị lớn tại Hà Nội, nhiều đơn vị, doanh nghiệp ký kết được các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lớn…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục