Yên Bái: Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/10/2022 | 7:41:57 AM

YênBái - Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh (SXKD). Điều này, không chỉ giảm bớt khó khăn, giúp cộng đồng DN vượt qua biến động của dịch bệnh và kinh tế thế giới mà còn cải thiện đáng kể tình hình đăng ký DN.

Công nhân Công ty cổ phần Juma Yên Bái trụ sở tại xã Xuân Ái, huyện Văn Yên đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.
Công nhân Công ty cổ phần Juma Yên Bái trụ sở tại xã Xuân Ái, huyện Văn Yên đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.

Dự án chăn nuôi lợn nái sinh sản của Công ty TNHH Chăn nuôi Thạch Tú được triển khai tại thôn Bữu, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn đang thi công theo tiến độ. Dự án triển khai trên diện tích 9,58 ha với quy mô chăn nuôi 2.500 con nái sinh sản, tổng vốn đầu tư 65 tỷ đồng, vốn lưu động 70 tỷ đồng. Đi vào hoạt động, Dự án mỗi năm sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 70.000 - 75.000 lợn giống thương phẩm với giá trị từ 100 - 150 tỷ đồng. 

Ông Phạm Tiến Dũng - Giám đốc Công ty cho biết: "Từ khi bắt đầu khảo sát Dự án, tìm địa điểm đầu tư, lập hồ sơ dự án, cấp phép đầu tư, chúng tôi nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các ban, ngành của tỉnh, các thủ tục pháp lý được thực hiện rất nhanh chóng và thuận lợi”. 

Có thể thấy, mặc dù nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, bất ổn nhưng các DN đã dần ổn định trở lại và tìm thấy các cơ hội đầu tư mới. Đặc biệt, sự quyết tâm của UBND tỉnh thông qua các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN đã giúp cải thiện đáng kể môi trường đầu tư kinh doanh. Trong tháng 9, toàn tỉnh đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký cho 37 DN (bằng 176% cùng kỳ) với tổng số vốn đăng ký là 599,3 tỷ đồng. 

Sau 2 năm bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, các DN quay trở lại và gia nhập mới đạt tỷ lệ cao là minh chứng nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi theo hướng tích cực. Để hỗ trợ các DN, thời gian qua, tỉnh không ngừng đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho DN, xúc tiến đầu tư có nhiều đổi mới và đạt được nhiều kết quả tích cực. 

Đặc biệt, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí phó chủ tịch UBND tỉnh định kỳ hàng tháng tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với DN qua Chương trình "Cafe doanh nhân” vào ngày thứ Bảy của tuần cuối tháng để trực tiếp nghe phản ánh, kiến nghị xem xét giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; cung cấp, trao đổi thông tin, tạo sự thống nhất, đồng thuận trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành với quan điểm nhất quán là giải quyết nhanh, rõ, đúng pháp luật, góp phần tăng cường củng cố mối quan hệ giữa chính quyền các cấp với người dân, DN theo phương châm "chính quyền đồng hành, cầu thị, lắng nghe, tháo gỡ một cách thực chất các khó khăn, vướng mắc cho DN". 

Đánh giá về khả năng gia nhập thị trường của các DN, lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, nhìn thấy cơ hội, tin vào chính mình là động lực để DN quay trở lại thị trường. Tuy nhiên, quy mô của các DN mới nhỏ đi so với trước và điều này cho thấy, vẫn có sự thận trọng nhất định với tình hình mới. 

Để tạo điều kiện cho các DN, các cấp, ngành trong tỉnh cần tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm để hỗ trợ cho cộng đồng DN, đảm bảo hoạt động lưu thông hàng hóa diễn ra bình thường, không bị đứt gãy; tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu; hỗ trợ thuế, phí; tiếp tục vận động người lao động quay lại làm việc góp phần vào quá trình phục hồi kinh tế; triển khai nhanh các gói hỗ trợ DN và người lao động trong "Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế" theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ kịp thời và hiệu quả; có các chính sách phù hợp để các tổ chức tín dụng tập trung vốn và tạo điều kiện thuận lợi cho DN vừa và nhỏ tiếp cận vốn, hỗ trợ DN tiếp cận gói hỗ trợ cho vay ưu đãi lãi suất 2% của Nhà nước... 

9 tháng năm 2022, Yên Bái đã thực hiện cấp mới giấy chứng nhận đăng ký cho 239 DN (bằng 101,2% cùng kỳ, đạt 79,7% so với kế hoạch) với tổng số vốn đăng ký là 3.084 tỷ đồng, trong đó có 6 DN tư nhân, vốn đầu tư 11,8 tỷ đồng; 145 công ty TNHH một thành viên, vốn điều lệ 722,5 tỷ đồng; 38 công ty TNHH hai thành viên trở lên, vốn điều lệ 674,4 tỷ đồng; 50 công ty cổ phần, vốn điều lệ 1.675 tỷ đồng. Trong 9 tháng có 13 chi nhánh, 11 văn phòng đại diện và 105 địa điểm kinh doanh thành lập mới; 720 DN làm thủ tục thay đổi nội dung đăng ký DN.

Quang Thiều

Tags chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khó khăn vướng mắc

Các tin khác
Theo đề án mới, giá điện sinh hoạt mới cao nhất hơn 3.300 đồng/kWh.

Bộ Công Thương đề xuất giá điện sinh hoạt mới, trong đó mức giá điện ở bậc thấp nhất là 1.678 đồng và cao nhất 3.356 đồng/kWh.

Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Bình làm thủ tục giải ngân vốn cho người dân ở xã Phúc Ninh theo Nghị quyết 11 của Chính phủ. (Ảnh: Văn Tuấn)

20 năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Yên Bình từng bước phát triển và nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng chính sách (TDCS) đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác (ĐTCSK). Qua đó, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới (XDNTM), ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.

Nhờ các chương trình tín dụng chính sách, nhiều hộ dân ở xã An Lương, huyện Văn Chấn có vốn để phát triển sản xuất và trồng quế.

Sau 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2022/NĐ-CP (NQ 78) của Chính phủ về tín dụng chính sách (TDCS) đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác (ĐTCSK), xã An Lương, huyện Văn Chấn đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ: tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân hàng năm tăng, chất lượng tín dụng không ngừng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân.

Ba nhãn hiệu đối với gạo ST24 và ST25 do kỹ sư Hồ Quang Cua đăng ký tại Australia có hiệu lực ở nước này từ ngày 7/6/2021 đến 7/6/2031.

Ba nhãn hiệu của kỹ sư Hồ Quang Cua đối với gạo ST24 và ST25 vừa chính thức được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Australia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục