Nghĩa Lộ: Phối hợp chặt chẽ hoạt động triển khai tín dụng chính sách

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/10/2022 | 1:45:51 PM

YênBái - Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) thị xã Nghĩa Lộ 20 năm qua luôn phối hợp chặt chẽ với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thị xã để tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng chính sách (TDCS) xã hội đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Một phiên giao dịch của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Nghĩa Lộ tại Điểm giao dịch xã Nghĩa An.
Một phiên giao dịch của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Nghĩa Lộ tại Điểm giao dịch xã Nghĩa An.

Hằng năm, căn cứ kết quả tổng hợp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, Phòng LĐ,TB&XH thị xã cung cấp cho Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã làm cơ sở triển khai cho vay các chương trình tương ứng, đảm bảo đúng đối tượng vay vốn, chủ động đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tại từng địa bàn xã, thôn. 

Đồng thời, căn cứ tổng hợp từ cơ sở và tình hình thực tế từng địa bàn, đơn vị phối hợp với Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã tham mưu kịp thời cho UBND thị xã phân bổ nguồn vốn cho vay các chương trình cho các xã, phường để triển khai thực hiện. 

Phòng cũng tích cực tham mưu, đề xuất với UBND thị xã chỉ đạo các xã, phường phối hợp tốt với NHCSXH, gắn TDCS với chương trình, chính sách xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Phòng LĐ,TB&XH thị xã luôn tích cực tham gia công tác kiểm tra, giám sát, quản lý vốn vay. Cụ thể là tham gia chương trình kiểm tra, giám sát của Ban Đại diện Hội đồng Quản trị NHCSXH thị xã hằng năm tại địa bàn xã được phân công. 

Qua kiểm tra, đơn vị đã kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện cũng như tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở; đề xuất, tham mưu với Trưởng ban Ban Đại diện NHCSXH thị xã, các cấp, ngành có liên quan về cơ chế, chính sách tín dụng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các chương trình TDCS tại cơ sở. 

Đơn vị tham gia ý kiến tại các phiên họp Ban Đại diện Hội đồng Quản trị NHCSXH thị xã, nhất là đối với địa bàn các xã có nợ quá hạn để có giải pháp đôn đốc thu hồi. Đơn vị đã tích cực tham mưu cho HĐND, UBND thị xã trong việc bố trí ngân sách thị xã chuyển vốn sang NHCSXH để bổ sung nguồn cho vay, đáp ứng nhu cầu của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thị xã hằng năm. 

Năm 2022, UBND thị xã đã chuyển 600 triệu đồng sang Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã để cho vay giải quyết việc làm, nâng tổng nguồn vốn ủy thác từ ngân sách thị xã sang NHCSXH lên là 2,036 tỷ đồng. Nguồn vốn cho vay từ ngân sách thị xã đã góp phần giải quyết việc làm cho 137 lao động. 

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sản xuất, kinh doanh của nhân dân, nguồn vốn từ ngân sách thị xã ủy thác qua NHCSXH giải ngân đến các đối tượng thụ hưởng đã thể hiện sự quan tâm kịp thời của Thị ủy, HĐND, UBND thị xã tới các đối tượng chính sách; đồng thời, kịp thời hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi để các hộ sản xuất, kinh doanh vượt qua khó khăn trước mắt, khắc phục ảnh hưởng, thiệt hại bởi dịch Covid-19, góp phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội địa phương. 

Phòng phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan của thị xã và NHCSXH thị xã tổ chức triển khai thực hiện tốt các chương trình TDCS, nhất là các cơ chế, chính sách tín dụng ưu đãi mới triển khai như cho vay các chương trình theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ. 

Đến 30/06/2022, đã có 100 học sinh, sinh viên được vay vốn chương trình cho vay học sinh, sinh viên mua máy tính, thiết bị hỗ trợ học tập trực tuyến với số tiền 1 tỷ đồng; 13 hộ gia đình được vay vốn nhà ở xã hội với số tiền 3,535 tỷ đồng. 

Đối với chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, tính riêng 6 tháng đầu năm 2022, đã có 416 người lao động trên địa bàn thị xã được vay vốn để giải quyết việc làm. 

Theo kế hoạch giải quyết việc làm năm 2022 của thị xã là 2.000 lao động, trong đó giải quyết việc làm thông qua vay vốn là 416 lao động thì số lao động được tạo việc làm thông qua vay vốn tại NHCSXH 6 tháng đầu năm 2022 đã giải quyết được 20,8% kế hoạch của thị xã. 

Nghĩa Lộ hiện còn 3.047 hộ nghèo theo chuẩn mới, mục tiêu của thị xã đề ra là phấn đấu năm 2022 giảm 933 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn 11,34% và kế hoạch hằng năm giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động. 

Phòng LĐ,TB&XH sẽ tiếp tục phối hợp tốt với NHCSXH thị xã để triển khai có hiệu quả công tác TDCS với quy mô ngày càng mở rộng, chất lượng ngày càng nâng cao, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, đẩy lùi tín dụng đen, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Nguồn vốn TDCS đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ trong từng giai đoạn: Giai đoạn 2010 - 2015, tổng số hộ nghèo theo chuẩn mới đầu năm 2011 là 1.176 hộ, chiếm 16,42% và năm 2015 là 1.025 hộ, chiếm 13,40%. Giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 24,9% năm 2015 xuống còn 3,31% vào cuối năm 2020, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã đề ra.

Nguyễn Thơm

Tags Thị xã Nghĩa Lộ chính sách xã hội tín dụng chính sách hộ nghèo hộ cận nghèo

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị Tuyên truyền Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và các biện pháp phòng vệ thương mại.

Sáng 18/10, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái phối hợp với Vụ Chính sách thương mại đa biên và Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tuyên truyền Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và các biện pháp phòng vệ thương mại cho các đối tượng là cơ quan quản lý nhà nước và gần 20 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.

Sự kiện công bố yêu cầu nhập khẩu bưởi Việt Nam vào Mỹ chiều 17/10.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, để xuất khẩu chính ngạch sang Mỹ, quả bưởi không được nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật mà nước này quan tâm, đồng thời cần loại bỏ tất cả quả rụng trước khi đưa vào nhà đóng gói và phải được làm sạch, xử lý nấm và phủ sáp toàn bộ quả.

Cán bộ Chi cục Thuế huyện Mù Cang Chải trao đổi với người kinh doanh tại chợ huyện Mù Cang Chải về hóa đơn may mắn.

Vừa qua, Tổng cục Thuế thực hiện thí điểm Chương trình “Hóa đơn may mắn” (HĐMM) trên cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử (HĐĐT) có mã của cơ quan thuế. Chương trình đã nhận được nhiều ý kiến tích cực, tạo ấn tượng tốt và lan tỏa sự hào hứng sử dụng HĐĐT đối với người nộp thuế (NNT), bước đầu khuyến khích người mua có thói quen lấy HĐĐT khi mua hàng hóa và sử dụng dịch vụ.

Ảnh minh họa.

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 1198/QĐ-TTg điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục