Thủ tướng: Công khai, minh bạch trong điều hành xăng dầu

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/10/2022 | 2:29:01 PM

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu có chính sách phù hợp, công khai, minh bạch trong điều hành giá điện, xăng dầu, hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác. Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia, có tính liên vùng, hạ tầng đô thị lớn, các dự án đường sắt đô thị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo kinh tế, xã hội trong phiên khai mạc
Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo kinh tế, xã hội trong phiên khai mạc

Nợ xấu, nợ thuế có xu hướng tăng

Sáng 20/10, báo cáo trước Quốc hội về kết quả thực hiện kinh tế, xã hội năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.

Tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 8,83%; ước cả năm đạt khoảng 8% (mục tiêu là 6 - 6,5%). Tăng trưởng nông nghiệp đạt 2,99%, công nghiệp và xây dựng đạt 9,44%, dịch vụ đạt 10,57%; khu vực dịch vụ phát triển sôi động trở lại nhờ kiểm soát được dịch bệnh. Sự phục hồi kinh tế diễn ra khá đồng đều giữa các địa phương, trong đó nhiều địa phương đạt tốc độ tăng trưởng cao .


Các chỉ tiêu ước đạt trong năm 2022

Bên cạnh kết quả đạt được, Thủ tướng cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, khó khăn như ổn định kinh tế vĩ mô đối mặt với nhiều thách thức, sức ép lạm phát lớn, giá xăng, dầu, nguyên vật liệu đầu vào biến động mạnh; các thị trường xuất, nhập khẩu lớn, truyền thống bị thu hẹp.

Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập chưa đạt yêu cầu; chưa phát huy tốt vai trò của các tập đoàn kinh tế nhà nước tham gia vào các công trình, dự án lớn.

Các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro; cơ cấu lại một số tổ chức tín dụng yếu kém còn nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Nợ xấu, nợ thuế có xu hướng tăng. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực còn khó khăn; còn thiếu hụt lao động cục bộ trong một số ngành, lĩnh vực, địa bàn, nhất là lao động chất lượng cao.

Trong khi đó, tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn thấp; xuất hiện tình trạng một bộ phận nhỏ cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, chuyển việc, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục. Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại một số cơ sở khám chữa bệnh chưa được xử lý dứt điểm.

Đẩy nhanh tiến độ một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm

Về nhiệm vụ những tháng còn lại của năm 2022, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực. Chú trọng phòng, chống dịch COVID-19, không để dịch chồng dịch; khẩn trương khắc phục tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế.


Khai mạc Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV

Theo dõi sát tình hình, tận dụng tốt thời cơ, hóa giải hiệu quả khó khăn, thách thức; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định các loại thị trường, tận dụng tốt thị trường trong và ngoài nước. Bảo đảm ổn định cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất, đời sống, nhất là dịp lễ, Tết và đầu năm 2023.

Với nhiệm vụ 2023, Thủ tướng nêu ra mục tiêu tổng quát là ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu có chính sách phù hợp, công khai, minh bạch trong điều hành giá điện, xăng dầu, hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác. Tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập, chấn chỉnh khâu chuẩn bị đầu tư, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia ngay từ đầu năm 2023, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, bảo đảm các mục tiêu đề ra. Phát triển đồng bộ, an toàn, lành mạnh, bền vững, hội nhập các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản; mở rộng và phát triển thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ.

Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Thủ tướng nhấn mạnh đến nhiệm vụ đẩy nhanh tiến độ một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia, có tính liên vùng, hạ tầng đô thị lớn, các dự án đường sắt đô thị, hạ tầng văn hóa, xã hội. Tăng cường huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư kết cấu hạ tầng chiến lược, nhất là hình thức hợp tác công tư. Trong năm 2023, phấn đấu hoàn thành, đưa vào sử dụng một số đoạn cao tốc đã có chủ trương đầu tư; một số dự án đường sắt đô thị; nâng cấp mở rộng, khai thác lưỡng dụng một số sân bay.

Mục tiêu năm 2023: tăng trưởng GDP khoảng 6,5%; chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 4,5%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 5 - 6%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1 - 1,5%...

(Theo TPO)

Các tin khác
Rừng trồng bạch đàn lai mô giống mới tại xã Vũ Linh, huyện Yên Bình.

Mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống bạch đàn lai mô được công nhận đề ra mục tiêu cụ thể là trong 3 năm sẽ xây dựng 150 ha rừng trồng bạch đàn lai mô giống mới GLGU9, GLSE9, Cự vĩ DH32-29 với 110 hộ tham gia mô hình tại huyện Yên Bình, huyện Lục Yên.

Vàng trong nước đứng giá vàng thế giới giảm mạnh.

Vàng thế giới tiếp tục giảm mạnh trong khi vàng trong nước đứng giá, hiện vàng thế giới vẫn thấp hơn 18,81 triệu đồng/lượng so với giá vàng SJC bán ra sáng 20/10.

Mô hình trồng cà chua của nông dân xã Phù Nham cho thu nhập gần 200 triệu đồng/ha/năm.

Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo hướng bền vững; xây dựng nông thôn mới (XDNTM), đô thị văn minh; nhiều chương trình liên kết hỗ trợ nông dân; thúc đẩy các phong trào thi đua… là những nhiệm vụ trọng tâm được Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đặc biệt quan tâm chú trọng, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên.

(Ảnh minh họa)

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa có Công văn số 6118/BTNMT-TCQLĐĐ gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường kiểm tra xử lý các dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục