Mù Cang Chải phát triển nông nghiệp chất lượng cao

  • Cập nhật: Thứ ba, 25/10/2022 | 7:44:23 AM

YênBái - Xã Nậm Khắt có 17 hộ tham gia 3 hợp tác xã (HTX) phát triển trồng hoa hồng Pháp và rau các loại với diện tích hơn 43 ha; trồng mới trên 30 ha hồng không hạt và 17 ha táo ghép ở các bản: Lả Khắt, Páo Khắt, Hua Khắt, Làng Sang. Không riêng Nậm Khắt mà 14 xã, thị trấn của huyện Mù Cang Chải đều tận dụng thế mạnh tại chỗ phát triển những loại cây trồng, vật nuôi phù hợp thành những mô hình, vùng chuyên canh...

Mô hình chăn nuôi gà đen giống bản địa của chị Sùng Thị Vùa, bản Đề Sủa, xã Lao Chải.
Mô hình chăn nuôi gà đen giống bản địa của chị Sùng Thị Vùa, bản Đề Sủa, xã Lao Chải.

Là xã có điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi, những năm qua, Nậm Khắt đã tận dụng tốt lợi thế, tiềm năng tại chỗ vươn lên dẫn đầu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, đã làm tốt việc thu hút đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô tập trung.

Xã có 17 hộ tham gia 3 hợp tác xã (HTX) phát triển trồng hoa hồng Pháp và rau các loại với diện tích hơn 43 ha; trồng mới trên 30 ha hồng không hạt và 17 ha táo ghép ở các bản: Lả Khắt, Páo Khắt, Hua Khắt, Làng Sang.

Trong chăn nuôi, ngoài việc chăn nuôi gà đen, lợn đen bản địa, nuôi ong lấy mật trước đây thì sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh Yên Bái (NQ 69), Nậm Khắt cũng đã xây dựng được 60 mô hình chăn nuôi; trong đó, ngoài chăn nuôi lợn đã có 18 mô hình chăn nuôi trâu, bò và 5 mô hình chăn nuôi dê, góp phần quan trọng vào phát triển chăn nuôi hàng hóa chất lượng của địa phương. 

Ông Thào A Phềnh - Chủ tịch UBND xã Nậm Khắt cho biết: "Với đặc thù xã thuần nông, ngoài gia tăng diện tích thì nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ góp phần quan trọng giúp nhân dân tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, cải thiện đời sống. Bởi vậy, việc tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi sang những giống cây trồng, vật nuôi mới chất lượng luôn được xã đặc biệt quan tâm định hướng hàng năm”. 

Cùng với công tác quy hoạch, huyện Mù Cang Chải đã vận dụng tốt các nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng năm của tỉnh, huyện, nhất là hỗ trợ theo NQ 69 đã góp phần quan trọng xây dựng các mô hình, vùng sản xuất chuyên canh, được đầu tư quy mô, hiện đại. Ngoài ra, việc tập huấn nâng cao trình độ, kỹ thuật về sản xuất, chăn nuôi cho nhân dân cũng được huyện quan tâm thực hiện hàng năm. 

Qua đó, không riêng ở xã Nậm Khắt mà 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều tận dụng được thế mạnh tại chỗ phát triển những loại cây trồng, vật nuôi phù hợp thành những mô hình, vùng chuyên canh và áp dụng kỹ thuật chăm sóc khép kín, an toàn, kết hợp đưa cơ giới hóa, công nghệ hiện đại vào thay thế sức người, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế.

Đối với cây ăn quả, ngoài duy trì chăm sóc, bảo vệ hơn 5.000 ha sơn tra, đào, mận bản địa trên toàn huyện thì các xã: Púng Luông, Chế Cu Nha, Khao Mang, Hồ Bốn, Lao Chải còn đẩy mạnh phát triển các loại cây ăn quả mới như: hồng giòn không hạt, lê, táo Đài Loan, xoài lai, mắc coọc, mận đỏ và đã có nhiều hộ cho thu nhập từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng/vụ. 

Điển hình như các hộ: Mùa A Tồng, Hảng A Cớ cùng ở xã Púng Luông phát triển lê, táo, hồng giòn không hạt; Giàng A Thông ở xã Lao Chải trồng xoài lai; Sùng A Nhà ở xã Hồ Bốn trồng mận đỏ... giúp huyện nâng tổng diện tích cây hồng giòn không hạt lên gần 80 ha, trên 20 ha lê, táo, xoài, mắc cọp, mận đỏ. 

Với lợi thế hơn 4.500 ha ruộng nước, vài năm gần đây, nhân dân đã mạnh dạn đưa các giống lúa chất lượng cao về sản xuất lúa hàng hóa đạt trên 700 ha; trong đó, 300 ha lúa Séng cù, hơn 400 ha lúa nếp Tan, mỗi năm toàn huyện xuất ra thị trường hơn 2.000 tấn sản phẩm. 

Bên cạnh đó, chăn nuôi các loại vật nuôi đặc sản như: gà đen, lợn đen bản địa, ong lấy mật, dê núi, cá tầm, cá hồi... cũng được nhân dân chú trọng phát triển. Là huyện vùng cao với 90% người dân sống bằng nghề nông, nên ngoài các mô hình chăn nuôi có quy mô thì phần lớn nhân dân đều chăn nuôi hộ gia đình, chủ yếu là các loại gà đen, lợn đen giống địa phương. 

Hiện, toàn huyện duy trì tổng đàn gà đen trên 50.000 con, lợn đen hơn 45.000 con cùng hàng trăm đõ ong lấy mật và 3 trại nuôi cá tầm, cá hồi tại đèo Khau Phạ. 

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong định hướng, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động và sự nỗ lực từ nhân dân, hiện Mù Cang Chải đã có 4 sản phẩm nông nghiệp gồm: mật ong Mù Cang Chải, gạo nếp tan, sơn tra khô thái lát và chè shan tuyết Púng Luông được công nhận OCOP 3 sao. Đây không chỉ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho nhân dân, mà còn là động lực thu hút đầu tư cũng như kích cầu, quảng bá du lịch của địa phương.
A Mua

Tags Ruộng bậc thang gà đen hợp tác xã trồng hoa hồng giòn không hạt táo Đài Loan xoài lai mắc coọc mận đỏ

Các tin khác
Từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước đã xảy ra 34 ổ dịch cúm gia cầm tại 19 tỉnh, thành phố -Ảnh minh họa

Sau khi Bộ Y tế thông tin có 1 trường hợp người nhiễm virus cúm gia cầm, chủng A/H5 tại tỉnh Phú Thọ, ngày 21/10, Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có công điện khẩn về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm.

Hiện nay, nghề trồng dâu nuôi tằm đã trở thành một trong những mũi kinh tế chủ lực của Trấn Yên với trên 1.500 hộ dân trồng dâu và nuôi tằm thuộc 12 xã của huyện.

Chủ tịch UBND xã Thượng Bằng La Hoàng Đình Mưu (thứ 2 bên trái sang) hướng dẫn người dân kỹ thuật sơ chế măng tươi.

Đồng chí Hoàng Đình Mưu - Chủ tịch UBND xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn cho biết: "Tre măng Điền trúc được trồng tại địa phương từ năm 2008. Đến nay, cây tre măng Điền trúc đang là một trong những cây chủ lực trong phát triển kinh tế tại địa phương..."

Khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh tỉnh Yên Bái.

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay với lãi suất thấp hơn so với trước khi có dịch Covid-19... ; đó là những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN) của ngành ngân hàng tỉnh Yên Bái thời gian qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục