Ngành ngân hàng Yên Bái góp phần bảo đảm hoạt động cho doanh nghiệp

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/10/2022 | 8:00:45 AM

YênBái - Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay với lãi suất thấp hơn so với trước khi có dịch Covid-19... ; đó là những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN) của ngành ngân hàng tỉnh Yên Bái thời gian qua.

Khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh tỉnh Yên Bái.
Khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh tỉnh Yên Bái.

Chính sách kịp thời, hiệu quả

Một trong những chính sách hỗ trợ DN được ngành ngân hàng trong tỉnh tập trung thực hiện hiệu quả trong thời gian qua là Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nhà nước (NHNN) ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và Thông tư số 03/2021/TT-NHNN của NHNN Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01. 

Ngay sau khi Thông tư số 01 và Thông tư số 03 được ban hành, NHNN Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã triển khai kịp thời tới các TCTD; đồng thời, tích cực phối hợp với các sở, ngành, cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách; từ đó, tạo điều kiện cho cộng đồng DN tiếp cận, nắm bắt và sử dụng dịch vụ ngân hàng. 

Đến hết tháng 6/2022, các TCTD trên địa bàn tỉnh đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và miễn giảm lãi vay cho 631 khách hàng, tổng giá trị nợ lũy kế cả gốc, lãi đạt 1.250 tỷ đồng và doanh số cho vay mới là 19.579 tỷ đồng. 

Đến nay, dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là 8.004 tỷ đồng chiếm 23,2% tổng dư nợ trên toàn tỉnh. Các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân đã duy trì tháo gỡ khó khăn với tổng dư nợ đến nay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi là 179,9 tỷ đồng với 50 khách hàng; dư nợ cho vay mới là 6.755,6 tỷ đồng với 17.094 khách hàng. Các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn chủ động giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu cho 54.403 lượt khách hàng, dư nợ được giảm lãi suất là 24.455 tỷ đồng. 

Để tiếp tục hỗ trợ DN vượt qua khó khăn do tác động của dịch Covid-19, ngày 20/5/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh. 

Chia sẻ về kết quả tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, lãnh đạo NHNN Chi nhánh tỉnh Yên Bái cho biết: trên cơ sở Thông tư số 03/2022/TT-NHNN của NHNN Việt Nam hướng dẫn thực hiện Nghị định số 31, NHNN Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã tổ chức hội nghị phổ biến tới các DN; đồng thời, ban hành công văn chỉ đạo các ngân hàng thương mại (NHTM) khẩn trương triển khai thực hiện, kịp thời đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất, bố trí nguồn vốn, nhân lực, cơ sở vật chất và hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh tiếp cận, nắm rõ các chính sách và trên cơ sở đó hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định. Đến nay, các NHTM trên địa bàn tỉnh đã sẵn sàng phương án để triển khai kịp thời, hiệu quả chính sách hỗ trợ lãi suất tại đơn vị.

Đáp ứng vốn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

Cùng với triển khai thực hiện kịp thời các cơ chế, chính sách hỗ trợ DN, thời gian qua, các TCTD trên địa bàn còn tăng cường huy động vốn từ nội bộ nền kinh tế, từ đó bảo đảm cân đối, bố trí kịp thời nguồn vốn cho vay SXKD của DN. 

Trên địa bàn tỉnh hiện đang có 2.892 DN; trong đó có trên 1.000 DN có vay vốn tại các TCTD trên địa bàn với tổng dư nợ cho vay đến 31/8/2022 đạt 34.426 tỷ đồng, tăng 13,42% so với 31/12/2021 và tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn, đạt 16.147 tỷ đồng, tăng 23,87% so với 31/12/2021, chiếm 46,9% tổng dư nợ; dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 18.279 tỷ đồng, tăng 5,5% so với 31/12/2021, chiếm 53,1% tổng dư nợ. 

Ước đến 30/9/2022, tổng dư nợ cho vay trên toàn địa bàn đạt 34.700 tỷ đồng, tăng 14,3% so với 31/12/2021 và tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 16.300 tỷ đồng, tăng 25% so với 31/12/2021, chiếm 47% tổng dư nợ; dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 18.400 tỷ đồng, tăng 6,2% so với 31/12/2021, chiếm 53% tổng dư nợ; chủ yếu cho vay bằng VND chiếm 99,47% tổng dư nợ. 

Trong quý III/2022, các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân tiếp tục tập trung nguồn vốn tín dụng để cho vay phục vụ SXKD, các DN nhỏ và vừa, cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; đáp ứng tốt nhu cầu vốn vay cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh. 

Dư nợ cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ ước đến 30/9/2022 đạt 18.500 tỷ đồng, chiếm 53,3% tổng dư nợ; dư nợ cho vay lĩnh vực xuất khẩu đến 30/9/2022 ước đạt 1.125 tỷ đồng, chiếm 3,2% tổng dư nợ, tăng 3,4% so với 31/12/2021. 

Dư nợ cho vay hỗ trợ DN nhỏ và vừa đến 30/9/2022 ước đạt 5.850 tỷ đồng, tăng 7,34% so với 31/12/2021; dư nợ cho vay thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến 30/9/2022 ước đạt 10.500 tỷ đồng, tăng 15% so với 31/12/2021, chiếm 30,2% tổng dư nợ.

Những giải pháp đồng hành thiết thực của ngành ngân hàng đã và đang triển khai, đã góp phần bảo đảm cho các hoạt động SXKD, hỗ trợ DN được duy trì và phát triển.
Quang Thiều

Tags Ngành ngân hàng tỉnh Yên Bái sản xuất kinh doanh doanh nghiệp Thông tư số 01 Nghị định 55 hợp tác xã

Các tin khác
Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có thành tích xuất sắc trong SXKD năm 2021, năm 2022.

Phát triển kinh tế tập thể (KTTT) là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của các cấp, các ngành của tỉnh Yên Bái, thời gian qua.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái vừa mở hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án Khu đô thị mới, khu đô thị sinh thái Thịnh Hưng 1 và Dự án Khu đô thị mới, khu đô thị sinh thái Thịnh Hưng 2. Theo đó, Liên danh Công ty TNHH Đầu tư Phát triển sản xuất Hạ Long - Công ty CP Foodinco Quy Nhơn là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện cả 2 dự án nêu trên.

Thiết kế của một nhà máy sản xuất theo mô hình chuỗi cung ứng bền vững.

Chuyên gia Vũ Đỗ Khanh cho biết việc phát triển quy trình công nghệ riêng biệt không mấy khả thi đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chế biến thủy sản xuất khẩu tại tỉnh Cần Thơ. Ảnh Phạm Hùng

"Bức tranh" xuất khẩu 9 tháng năm 2022 của ngành thủy sản Việt Nam đã chứng tỏ khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới. Thời điểm này, bộ, ngành, DN đang nỗ lực vượt thách thức, duy trì đà tăng trưởng nhằm sớm cán đích mục tiêu 10 tỷ USD.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục