Trấn Yên phát huy hiệu quả đồng vốn chính sách

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/11/2022 | 7:39:22 AM

YênBái - Trong 10 tháng năm 2022, tổng dư nợ từ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Trấn Yên đã tăng trên 40,8 tỷ đồng so với năm 2021.

Lãnh đạo Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Trấn Yên cùng lãnh đạo xã Quy Mông đến thăm mô hình sản xuất miến đao của gia đình ông Đỗ Danh Toàn, thôn Thịnh Ân.
Lãnh đạo Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Trấn Yên cùng lãnh đạo xã Quy Mông đến thăm mô hình sản xuất miến đao của gia đình ông Đỗ Danh Toàn, thôn Thịnh Ân.

Sau nhiều năm phải sống trong căn nhà tạm, dột nát, những ngày này gia đình chị Nguyễn Thị Hương, thôn Thịnh Vượng, xã Quy Mông đang rất vui vẻ, phấn khởi khi ngôi nhà mơ ước bấy lâu nay đã xây dựng xong. 

"Từ nguồn vốn vay 100 triệu đồng dành cho hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện, gia đình tôi đã có điều kiện phát triển kinh tế, đầu tư trồng quế. Từ nguồn thu này cùng với số tiền dành dụm, vay mượn của họ hàng, người thân, đến nay, gia đình tôi đã xây dựng được ngôi nhà khang trang. Hy vọng thời gian tới, gia đình tôi tiếp tục được vay các nguồn vốn ưu đãi để mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế” - chị Hương bày tỏ. 

Rời gia đình chị Hương, chúng tôi đến thăm cơ sở sản xuất miến đao của ông Đỗ Danh Toàn, thôn Thịnh Ân, xã Quy Mông. Ông Toàn cho biết: "Vừa qua, tôi được vay 50 triệu đồng từ chương trình vay vốn giải quyết việc làm và 20 triệu đồng vay vốn nước sạch của NHCSXH huyện để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, làm bao bì và thuê nhân công. Đến nay, sản phẩm miến đao của gia đình tôi đã được công nhận là OCOP 3 sao. Bình quân mỗi tháng gia đình xuất ra thị trường 1 tấn sản phẩm, tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động địa phương”. 

Ông Phùng Tiến Hiển - Phó Chủ tịch UBND xã Quy Mông cho biết, hàng năm, địa phương tích cực phối hợp với NHCSXH huyện rà soát các đối tượng có nhu cầu vay vốn để lập hồ sơ, hướng dẫn thủ tục vay. Bên cạnh đó, xã cũng tăng cường hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra việc sử dụng vốn vay để hướng dẫn hỗ trợ kịp thời cho các hộ dân. Qua đó, các chương trình tín dụng đã phát huy hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương. 

Trong 10 tháng năm 2022, tổng dư nợ từ các chương trình tín dụng chính sách (TDCS) trên địa bàn huyện Trấn Yên đạt trên 448,939 tỷ đồng, tăng trên 40,8 tỷ đồng so với năm 2021. Từ đồng vốn này, nhiều hộ đã có điều kiện phát triển kinh tế, thay đổi nhận thức, thay đổi tư duy sản xuất, kinh doanh để vươn lên. 

Bà Nguyễn Thị Ngân - Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Trấn Yên cho biết: "Để đồng vốn chính sách phát huy hiệu quả, đơn vị đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn trên địa bàn làm tốt công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của các chương trình tín dụng đối với người dân; duy trì và tổ chức tốt các phiên giao dịch tại xã. 

Bên cạnh đó, thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn, các tổ chức chính trị, đoàn thể nhận ủy thác, đơn vị đã lồng ghép việc cho vay với công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và chuyển giao công nghệ. Qua đó, giúp cho hộ vay vốn nâng cao hiểu biết và áp dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật vào sản xuất”. 

Để đảm bảo đồng vốn đến tận tay người vay vốn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người vay trong quá trình giao dịch, NHCSXH huyện Trấn Yên đã xây dựng được hệ thống các điểm giao dịch tại 21 xã, thị trấn. Cùng đó, Ngân hàng còn có 266 tổ tiết kiệm và vay vốn phủ sóng ở khắp các thôn bản, khu dân cư. Nhờ việc cho vay được họp bình xét công khai, dân chủ nên đồng vốn đã thật sự đến tay người nghèo và các đối tượng chính sách khác. 

Qua đánh giá, từ đầu năm đến nay, các chương trình TDCS đã giúp cho 185 hộ ghèo, 176 hộ cận nghèo và 155 hộ mới thoát nghèo vay vốn, phát triển kinh tế; tạo việc làm cho 623 lao động; 170 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn; xây dựng 1.422 công trình nước sạch, vệ sinh ở nông thôn...

Hùng Cường

Tags Trấn Yên phát huy hiệu quả đồng vốn chính sách

Các tin khác
Quỹ đất đường nối quốc lộ 32C với quốc lộ 37 và đường Yên Ninh, thành phố Yên Bái đang được triển khai hoàn thiện.

Thị trường bất động sản cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Yên Bái nói riêng từ đầu năm 2022 tiếp tục trầm lắng và thời điểm này các điểm nóng bất động sản đã hạ nhiệt, thị trường hiện đã “cắt sốt” và đang quay lại thời điểm giảm cả về giao dịch lẫn mức độ quan tâm. Đồng thời đã xuất hiện tình trạng cắt lỗ, bỏ cọc đến hàng trăm triệu đồng… Trong khi đó, một số nguồn thu về đất bị giảm do thực hiện các chính sách miễn, giảm theo quy định của Chính phủ.

Ảnh minh họa.

Hãng PTI trích nguồn tin chính phủ cho biết, Bộ Thương mại Ấn Độ đã chấm dứt cuộc điều tra chống bán phá giá đối với việc nhập khẩu pin Mặt Trời từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam theo yêu cầu của Hiệp hội các Nhà sản xuất năng lượng Mặt Trời Ấn Độ (ISMA).

Nếp Tú Lệ - đặc sản của huyện Văn Chấn.

Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, hình thành nhiều vùng chuyên canh riêng biệt, huyện Văn Chấn đã nâng cao chất lượng đặc sản nông nghiệp chủ lực trên địa bàn.

Sáng 14/11, đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2022 do đồng chí Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Phó ban Chỉ đạo các chương trình MTQG làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Yên Bái về tình hình thực hiện các chương trình MTQG năm 2022 trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục