Phụ nữ vùng cao Yên Bái tự lực vươn lên thoát nghèo

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/11/2022 | 9:55:20 AM

YênBái - Nhiều mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn tỉnh Yên Bái, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, vươn lên thoát nghèo.

Mô hình trồng quế giống của gia đình chị Thuận mỗi năm cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Ảnh: Văn Đức.
Mô hình trồng quế giống của gia đình chị Thuận mỗi năm cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Ảnh: Văn Đức.

Những ngày này, chị Ngô Thị Thuận ở thôn Cửa Hốc, xã An Lạc, huyện Lục Yên đang tất bật chăm sóc cho vườn ươm quế giống với số lượng cả triệu cây để phục vụ cho vụ trồng mới (vụ đông xuân 2022-2023).

Chị Thuận nhớ lại, thời gian đầu bắt đầu làm cây giống (năm 2010), 2 vợ chồng ra ở riêng, đi làm nhiều việc nhưng cũng không đủ tiền.

Lúc đó, 2 vợ chồng thấy Hội phụ nữ hướng dẫn, động viên việc xây dựng các mô hình kinh tế tại địa phương, thế là với tiền vốn ít ỏi tiết kiệm được, gia đình quyết định trồng cây keo, bồ đề giống.

Chị nhớ lại, thời điểm lúc mới làm, đến 20kg phân còn phải nợ vì tiền đầu tư hết vào mua cây giống.

Đến năm 2016, khi số vốn tích luỹ đã được kha khá, hai vợ chồng quyết định chuyển sang làm quế giống là chủ yếu, với 5 vườn ươm, mỗi vườn trên 30 vạn cây con/năm, mang về thu nhập khoảng từ 250 đến 300 triệu đồng sau trừ chi phí.

Không chỉ chị Thuận, trên địa bàn xã An Lạc hiện cũng nhiều gia đình do phụ nữ làm chủ các mô hình phát triển kinh tế với quy mô lớn, đem lại giá trị kinh tế cao.

Chị Lương Thị Ánh, dân tộc Tày, cùng ở thôn Cửa Hốc, xã An Lạc tâm sự, ban đầu cuộc sống rất khó khăn từ thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu đầu ra tiêu thụ sản phẩm, hay dịch bệnh…

Sau khi tìm hiểu các mô hình mới, được sự hướng dẫn của hội phụ nữ huyện, gia đình đã quyết định đầu tư phát triển nuôi chim trĩ, đây là loài chim có nhiều ưu điểm so với việc chăn nuôi các loại gia cầm khác.


Chị Ánh hiện mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng tư mô hình nuôi chim trĩ. Ảnh: Văn Đức.

Từ những đôi giống ban đầu, giờ đây gia đình chị đã có khoảng 500 con chim trĩ/lứa; vừa cung cấp giống, vừa bán chim thịt cho người dân trong vùng với giá 600.000 đồng/1 đôi chim giống và từ 170.000 - 200.000 đồng/1kg chim thịt.

Trao đổi với PV, bà Vũ Thị Hồng Duyên - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã An Lạc, huyện Lục Yên cho biết, toàn xã hiện có hơn 500 hội viên phụ nữ, trong đó có gần 30 mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ đã và đang phát huy hiệu quả cao như: Vườn ươm cây giống, trồng cây dược liệu, cây măng mai, nuôi chim, kinh tế tổng hợp vườn - ao - chuồng…từ đó đời sống vật chất, tinh thần của chị em ngày càng được nâng lên.

Hiện nay, ngoài hỗ trợ, giúp đỡ, động viên chị em phụ nữ phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu, các cấp Hội cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề tâm lý, xây dựng gia đình bình đẳng, phụ nữ hiện đại… làm sao để mỗi chị em đều là một phụ nữ hạnh phúc trong gia đình, vì như vậy kinh tế sẽ càng phát triển ổn định và bền vững.

(Theo Lao Động)

Tags Phụ nữ vùng cao Yên Bái thoát nghèo

Các tin khác
Đoàn viên của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái hướng dẫn người dân trồng quế tại xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu. Ảnh: Tiến Khánh - TTXVN.

Qua 10 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái có nhiều chuyển biến tích cực, mang lại hiệu quả rõ rệt. Cuộc sống của người làm nghề rừng được cải thiện đáng kể, góp phần quan trọng xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng cao.

Cả nước hiện có khoảng 300.000 môi giới bất động sản đang hoạt động. Tuy nhiên, số lượng môi giới được cấp chứng chỉ hành nghề rất khiêm tốn, đạt khoảng 35.000 người.

Với môi giới mới vào nghề hoặc hoạt động trong thời gian ngắn từ 1-2 năm thì hầu hết là rời bỏ thị trường, đổi nghề vì không thể kiên trì khi thị trường bất động sản trầm lắng với rất ít giao dịch, môi giới nhiều tháng không có thu nhập.

Lãnh đạo Đảng ủy Khối CQ&DN tỉnh tham gia hoạt động tuyên truyền về chuyển đổi số tại doanh nghiệp.

Những năm qua, Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp (CQ&DN) tỉnh tích cực chỉ đạo cải thiện môi trường kinh doanh (CTMTKD), nâng cao chất lượng quản lý, điều hành; thúc đẩy thu hút đầu tư, sớm đưa các dự án vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, công tác hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ DN trên địa bàn có nhiều đổi mới, thích ứng nhanh, linh hoạt trong bối cảnh dịch Covid-19.

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái vừa công bố kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm Dự án Khu đô thị mới, khu đô thị sinh thái Thịnh Hưng 1 và Dự án Khu đô thị mới, khu đô thị sinh thái Thịnh Hưng 2. Hai dự án có sơ bộ tổng chi phí thực hiện lần lượt là 1.487 tỷ đồng và 1.141 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục