Văn Chấn: Đánh giá mô hình sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh VTN3 trong canh tác

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/12/2022 | 3:06:42 PM

YênBái - Trong 2 năm (2021 - 2022), Công ty cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái phối hợp với thị trấn Sơn Thịnh và xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn thực hiện mô hình trình diễn “Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh VTN3 trong canh tác cây lúa và cây ngô đất bãi” để đánh giá hiệu quả của phân bón được sản xuất theo quy trình hữu cơ vi sinh từ rác thải sinh hoạt và phế thải nông nghiệp.

Đại diện cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh VTN3 đánh giá kết quả triển khai thực hiện trên cây ngô tại xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn.
Đại diện cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh VTN3 đánh giá kết quả triển khai thực hiện trên cây ngô tại xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn.

Mô hình được thực hiện trên diện tích 1 ha lúa tại tổ dân phố Phiêng 1, thị trấn Sơn Thịnh và 1 ha ngô tại thôn Ba khe, xã Cát Thịnh với sự tham gia của 9 hộ nông dân thực nghiện trên cùng một loại giống và cùng xứ đồng để so sánh, đánh giá. Trong quá trình triển khai mô hình, Công ty Cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái đã hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn người dân chăm sóc theo đúng quy trình của dự án; đồng thời cung ứng miễn phí 2 mô hình gần 5 tấn phân hữu cơ vi sinh VTN3. 

Qua theo dõi, đánh giá thực tế trên diện tích ruộng tại 2 địa điểm triển khai mô hình, diện tích lúa có bón phân hữu cơ vi sinh VTN3 cây lúa phát triển tốt, ít bị sâu bệnh hơn so với ruộng canh tác theo đại trà ở địa phương, trỗ tập trung hơn và số bông hữu hiệu/khóm cao hơn, bông lúa dài hơn, tỷ lệ lép thấp hơn và năng suất cao, đạt 5,6 - 6 tạ/ha. Đặc biệt khi sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh sẽ làm giảm 30% lượng phân bón vô cơ. Làm cho đất xốp hơn, bộ rễ phát triển sâu và tăng khả năng chịu hạn và chống đổ cho cây. Và tranh những tác động xấu đến nguồn nước và môi trường.

Bên cạnh đó, diện tích ngô có bón phân hữu cơ vi sinh VTN3, sinh trưởng khỏe hơn, cây mập và có là màu xanh bền, độ dày của lá cũng dày hơn so với cùng loại ở ruộng không sử dụng phân hữu cơ VTN3. Giai đoạn trỗ cờ phun râu đồng đều hơn, bắp ngô to và số hàng/bắp cao hơn, số hạt/hàng cũng cao hơn so với đối chứng; năng suất suất ngô có bón phân vi sinh cao hơn so với diện tích không bón vi sinh từ 15%. Qua tính toán thu nhập tăng thêm cho nông dân từ 6 đến 10 triệu đồng/ha.

Với những kết quả đạt được, thời gian tới, Công ty Cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái đang tiếp tục hỗ trợ người dân của huyện Văn Chấn và huyện Trấn Yên sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh VTN3 thêm 1 đến 2 vụ tiếp theo trên cả 3 loại cây trồng là lúa, ngô và chè để đánh giá chất lượng, hiệu quả của việc ứng dụng phân vi sinh VTN3 trong sản xuất nông nghiệp trước khi đưa ra sản xuất và cung ứng đại trà.
Hùng Cường

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục