Thành phố Yên Bái tháo "nút thắt" trong giải phóng mặt bằng

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/12/2022 | 8:11:49 AM

YênBái - Nhằm tạo quỹ đất sạch để đầu tư xây dựng các công trình, thành phố Yên Bái đã có nhiều cách làm hay, trong đó có các giải pháp "mềm”, "đi trước, mở đường" từng bước tháo gỡ “nút thắt” trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), góp phần triển khai các dự án đúng tiến độ. Hiện, thành phố đang GPMB 55 công trình liên quan đến 2.445 hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi.

Nhờ làm tốt công tác GPMB, nhiều dự án trên địa bàn thành phố Yên Bái được triển khai thuận lợi. (Trong ảnh: Thi công đường nối quốc lộ 32C với quốc lộ 37 và đường Yên Ninh).
Nhờ làm tốt công tác GPMB, nhiều dự án trên địa bàn thành phố Yên Bái được triển khai thuận lợi. (Trong ảnh: Thi công đường nối quốc lộ 32C với quốc lộ 37 và đường Yên Ninh).

GPMB là một lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, tác động trực tiếp đến các thành phần kinh tế, đặc biệt là đến đời sống của người dân. Thực tế cho thấy, hầu như toàn bộ các công trình, dự án ở các địa phương khi thực hiện GPMB đều có những khó khăn, vướng mắc như: việc xác định nguồn gốc đất, giá đất, đơn giá tài sản, vật kiến trúc, cây cối để tính bồi thường. 

Mặt khác, khi có thay đổi về chính sách, đơn giá bồi thường, dẫn đến có sự so sánh, khiếu nại về chính sách cũ và mới làm gián đoạn tiến độ thực hiện dự án. Trong khi đó, nhận thức và ý thức của một bộ phận người dân trong việc thực hiện chủ trương thu hồi đất và chính sách bồi thường, GPMB chưa cao, gây ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. 

Rút kinh nghiệm từ thực tiễn, thành phố Yên Bái luôn xác định công tác dân vận là giải pháp "mềm”, "đi trước, mở đường” nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân, đưa chính sách bồi thường đến gần với người dân, hạn chế phát sinh các "điểm nóng”. 

Gia đình ông Lê Văn Xổ ở thôn Châu Giang, xã Âu Lâu đã vui vẻ chấp thuận với phương án bàn giao gần 5.000 m2 đất cho Nhà nước và chuyển về khu tái định cư để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Âu Lâu. 

Ông Xổ chia sẻ: "Người dân được nghe công khai dự án cả về tiền đầu tư, quyết định thu hồi đất, đơn giá đền bù… rất rõ ràng nên tôi cũng như các hộ đều đồng thuận và mong muốn Dự án hoàn thành đúng tiến độ để người dân được hưởng lợi và đời sống ngày càng phát triển”.

Hiện tại, thành phố đang GPMB 55 công trình liên quan đến 2.445 hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi. Đến nay, trong tổng số 2.445 hộ có đất thu hồi, đã phê duyệt phương án 1.225 hộ, nhận tiền 1.097 hộ, bàn giao mặt bằng 1.021 hộ. Qua đó, cơ bản bảo đảm tiến độ dự án và tiến độ giải ngân kế hoạch vốn. 

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác GPMB còn gặp một số khó khăn, vướng mắc làm chậm tiến độ thi công, ảnh hưởng đến công tác giải ngân vốn đầu tư công như: chính sách bồi thường, hỗ trợ còn có nhiều kẽ hở, bất cập, nhất là trong việc áp giá bồi thường, bố trí tái định cư; một số người dân mặc dù đã được tuyên truyền, vận động nhiều lần nhưng vẫn cố tình chây ỳ, chống đối, trục lợi chính sách, gửi đơn thư phức tạp đến nhiều nơi; nhân lực làm công tác GPMB còn thiếu; do lịch sử để lại nên bản đồ địa chính, dữ liệu, giấy tờ đất đai ở một số địa bàn không đầy đủ, rõ ràng, chính xác gây khó khăn cho công tác đo đạc, kiểm kê, xác định nguồn gốc đất. 

Ông Nguyễn Ngọc Trúc - Chủ tịch UBND thành phố Yên Bái cho biết: "Từ nay đến hết năm 2022, thành phố sẽ tập trung cao độ GPMB 3 công trình trọng điểm: Dự án đường 32C nâng cấp; Dự án đường nối đường Nguyễn Tất Thành - Âu Cơ; Dự án đường nối quốc lộ 37, quốc lộ 32C với cao tốc Nội Bài - Lào Cai. 

Thành phố tiếp tục chủ động phối hợp với các chủ đầu tư rà soát, kịp thời báo cáo tỉnh giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách trong GPMB; khẩn trương đầu tư hoàn thành 2 dự án tái định cư tại phường Yên Ninh và xã Giới Phiên với quy mô 260 hộ để sớm đưa vào sử dụng; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp sau tuyên truyền, vận động vẫn cố tình chây ỳ, không phối hợp. Tiếp tục triển khai mô hình Hội đồng GPMB trực tiếp xuống hiện trường làm việc để vừa tuyên truyền, vận động vừa thực hiện các thủ tục GPMB bảo đảm nhanh chóng, tiện lợi”.

Với những kinh nghiệm trong công tác GPMB thời gian qua, các dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Yên Bái đang tiếp tục được triển khai thuận lợi, tạo sự phát triển đột phá, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Quang Thiều

Tags Thành phố Yên Bái giải phóng mặt bằng dân vận Khu công nghiệp Âu Lâu

Các tin khác
Diễn tập ứng phó phòng cháy, chữa cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn tại huyện Lục Yên.

Yên Bái hiện có 464.008 ha rừng; độ che phủ đạt 63%, nằm trong tốp 6 tỉnh có độ che phủ của rừng lớn nhất toàn quốc. Bước vào mùa khô hanh, nguy cơ cháy rừng đối với các huyện phía Tây như: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn... luôn rất cao.

Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các biện pháp bảo đảm thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, minh bạch, an toàn, hiệu quả. Ảnh minh họa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong đó yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiều nội dung quan trọng.

Vườn bưởi Đại Minh (Ảnh minh họa).

Đến nay, tỉnh Yên Bái đã phát triển một số vùng sản xuất tập trung chuyên canh, thâm canh có quy mô lớn với các sản phẩm chủ lực như: vùng quế trên 81.000 ha, sơn tra gần 10.000 ha, cây ăn quả gần 10.000 ha, dâu tằm trên 1.000 ha... và những sản phẩm đặc sản, hữu cơ như: lúa nếp đặc sản xã Tú Lệ, chè Shan hữu cơ của Văn Chấn và Trạm Tấu, bưởi Đại Minh, vịt bầu Lâm Thượng và các chủng loại cây dược liệu...

Lãnh đạo huyện Văn Yên thăm mô hình nuôi trâu, bò của hộ ông Vũ Tiến Khôi ở thôn Yên Thịnh, xã An Thịnh.

Triển khai Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh, năm 2022, huyện Văn Yên có 372 cơ sở đăng ký thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hoá và đặc sản hữu cơ, được UBND tỉnh phê duyệt kinh phí hỗ trợ cả 2 đợt với tổng kinh phí gần 8,9 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục