Yên Bái chủ động giữ rừng mùa khô hanh

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/12/2022 | 1:46:36 PM

YênBái - Yên Bái hiện có 464.008 ha rừng; độ che phủ đạt 63%, nằm trong tốp 6 tỉnh có độ che phủ của rừng lớn nhất toàn quốc. Bước vào mùa khô hanh, nguy cơ cháy rừng đối với các huyện phía Tây như: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn... luôn rất cao.

Diễn tập ứng phó phòng cháy, chữa cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn tại huyện Lục Yên.
Diễn tập ứng phó phòng cháy, chữa cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn tại huyện Lục Yên.


Để ngăn chặn tình trạng đốt phá rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tăng cường lực lượng kiểm lâm xuống cơ sở, đảm bảo 100% xã, phường đều có kiểm lâm địa bàn, tham mưu giúp chính quyền địa phương làm tốt công tác quản lý , bảo vệ rừng (BVR), quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). 

Để nâng cao nhận thức của người dân và chủ rừng, hạt kiểm lâm các địa phương đã phối hợp với chính quyền cơ sở thường xuyên cử cán bộ đến địa bàn hướng dẫn, tuyên truyền về công tác PCCCR; tổ chức ký cam kết BVR, PCCCR đến các hộ dân. 

Mùa khô hanh 2021 - 2022, các địa phương đã tổ chức trên 400 buổi tuyên truyền công tác BVR gắn với tuyên truyền Luật Lâm nghiệp lồng ghép tại các thôn, bản, xã vùng trọng điểm, tổ chức ký cam kết PCCCR cho trên 60.000 lượt hộ gia đình... 

Bên cạnh đó, hạt kiểm lâm các huyện, thành phố đã phối hợp với chính quyền địa phương đã tổ chức hướng dẫn người dân kỹ thuật đốt dọn nương, sử dụng lửa an toàn không để cháy lan vào rừng. Duy trì và củng cố 1.077 tổ, đội xung kích chữa cháy rừng gồm trên 7.500 người tham gia; xây dựng mới, phát dọn và tu sửa các đường băng cản lửa tại các khu vực rừng phòng hộ, đặc dụng ở các huyện Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu, Lục Yên, Văn Yên, Yên Bình.

Đặc biệt, để ngăn chặn cháy rừng do đốt nương rẫy gây ra, lực lượng kiểm lâm, chính quyền các cấp đã tăng cường vận động, tuyên truyền, hướng dẫn bà con kỹ thuật đốt nương theo đúng quy trình kỹ thuật. Các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải tiếp tục thực hiện tổ chức cưỡng chế đốt nương không để lửa cháy lan vào rừng. Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp BVR và PCCCR từ tỉnh đến cơ sở, niên vụ khô hanh 2021 - 2022, trên địa bàn tỉnh không để xảy ra vụ cháy rừng nào. 

Bước vào mùa khô hanh 2022 -2023, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư về công tác BVR và PCCCR. Ngay từ bây giờ, kiện toàn và tăng cường hoạt động Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững các cấp; kiểm tra, đôn đốc các xã, phường, thị trấn và chủ rừng thực hiện phương án và các biện pháp PCCCR trên địa bàn; xác định cụ thể các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao để bố trí các nguồn lực, đảm bảo ngăn chặn. 

Kiểm tra lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí để thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ”; phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong suốt mùa khô hanh; bố trí các điểm chốt chặn, tuần tra canh gác ở những nơi, khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, kiểm soát chặt chẽ người ra vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao; kịp thời phát hiện điểm cháy, huy động các lực lượng tham gia khống chế và dập tắt cháy rừng trong thời gian ngắn nhất, không để xảy ra cháy lớn. 

Tại các địa phương như: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên, nơi đồng bào có tập quán đốt nương làm rẫy cần tăng cường quản lý các hoạt động canh tác nương rẫy; tổ chức cho các hộ gia đình ký cam kết thực hiện các quy định BVR, PCCCR; chỉ đạo lực lượng liên ngành thường xuyên phối hợp chính quyền cơ sở, hỗ trợ chủ rừng tăng cường kiểm tra, truy quét để phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi lấn chiếm đất rừng, chặt phá đốt rừng, khai thác rừng trái phép và xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm. 

Thông Nguyễn

Tags Yên Bái khô hanh cháy rừng bảo vệ rừng Mù Cang Chải Văn Chấn Trạm Tấu

Các tin khác
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các biện pháp bảo đảm thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, minh bạch, an toàn, hiệu quả. Ảnh minh họa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong đó yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiều nội dung quan trọng.

Vườn bưởi Đại Minh (Ảnh minh họa).

Đến nay, tỉnh Yên Bái đã phát triển một số vùng sản xuất tập trung chuyên canh, thâm canh có quy mô lớn với các sản phẩm chủ lực như: vùng quế trên 81.000 ha, sơn tra gần 10.000 ha, cây ăn quả gần 10.000 ha, dâu tằm trên 1.000 ha... và những sản phẩm đặc sản, hữu cơ như: lúa nếp đặc sản xã Tú Lệ, chè Shan hữu cơ của Văn Chấn và Trạm Tấu, bưởi Đại Minh, vịt bầu Lâm Thượng và các chủng loại cây dược liệu...

Lãnh đạo huyện Văn Yên thăm mô hình nuôi trâu, bò của hộ ông Vũ Tiến Khôi ở thôn Yên Thịnh, xã An Thịnh.

Triển khai Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh, năm 2022, huyện Văn Yên có 372 cơ sở đăng ký thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hoá và đặc sản hữu cơ, được UBND tỉnh phê duyệt kinh phí hỗ trợ cả 2 đợt với tổng kinh phí gần 8,9 tỷ đồng.

Khu vực khai thác đá hoa trắng của Công ty TNHH Đá Cẩm thạch R.K Việt Nam, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên.

Thời gian qua, các doanh nghiệp lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản đã bám sát thị trường, kịp thời điều chỉnh các phương án sản xuất, kinh doanh, hoạt động hiệu quả và có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, lạm phát gia tăng, các doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục