YênBái - Tháng 12/2019, Dự án Ứng dụng kỹ thuật cấy ngọc trai nhân tạo và xây dựng mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc hồ Thác Bà được Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép triển khai.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phong Lan Phương Bắc đã triển khai sau những khảo sát của đơn vị về khí hậu, tiềm năng mặt nước cũng như các hệ sinh thái thủy và ánh sáng trên hồ Thác Bà. Đây là dự án nuôi trai lấy ngọc đầu tiên triển khai trên địa bàn Yên Bái. Dự án sử dụng nguồn vốn từ chương trình Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2016 – 2025 có quy mô trên 90 ngàn con được cấy nhân ngọc và chăm sóc. Mô hình nuôi cấy ngọc trai diễn ra đúng tiến độ dự án, nhận được sự hưởng ứng tham gia của người dân và bước đầu mang lại kết quả.
Sau 3 năm triển khai dự án, đội ngũ của công ty và 3 hộ dân tham gia dự án đều đã nắm vững các quy trình nuôi vỗ; quy trình cắt tế bào và cấy nhân ngọc, chăm sóc sau nuôi cấy và quy trình thu hoạch, xử lý phân loại ngọc. 5 đợt cấy nhân ngọc trại đã diễn ra suôn sẻ; tất cả trai nuôi đều cho ngọc, con nhiều 3 - 4 viên, thường thì 2 viên; gần 190 ngàn ngọc trai có giá trị đã được thu hoạch sau khi dự án kết thúc.
Các cơ quan chuyên môn chứng kiến quy trình thu hoạch, xử lý phân loại ngọc.
Sản phẩm ngọc trai nuôi cấy nhân tạo trên hồ Thác Bà được đánh giá cao.
Mô hình nuôi lồng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phong Lan Phương Bắc (ảnh trên) và 3 hộ dân tham gia thử nghiệm đã giải quyết việc làm và thu nhập cho hàng chục lao động. Quan trọng hơn với đặc tính hút lọc nước để bắt mồi là các loài khuê tảo, chất cặn vụn hữu cơ trong nước, nuôi trai lấy ngọc còn còn góp phần quan trọng hạn chế tình trạng ô nhiễm của ao, hồ, bảo vệ môi trường khu vực hồ Thác Bà.
Thành công bước đầu ự án nuôi trai lấy ngọc mở ra một hướng phát triển kinh tế cho người dân ven hồ ở Thịnh Hưng, cũng như nhiều xã khác của huyện Yên Bình. Đó là điều hoàn toàn có thể thực hiện trong những năm tới đây.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng đang yêu cầu Đảng ủy, Cục trưởng Cục Đăng kiểm khẩn trương xem xét, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân sai phạm trong công tác kiểm định xe cơ giới đã bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố và báo cáo lãnh đạo Bộ.
Chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) là “tấm vé thông hành” để sản phẩm gỗ rừng trồng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, đặc biệt là 2 thị trường lớn EU, Mỹ và được xem là cơ hội giúp các địa phương nâng cao năng lực quản trị rừng. Tuy nhiên, việc triển khai cấp loại chứng chỉ này trên địa bàn hiện vẫn gặp một số khó khăn.
Thực hiện Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, Trấn Yên xác định phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh, đa canh làm hàng hóa và thị trường. Ngoài cây tre măng Bát độ, cây dâu tằm, cây quế hữu cơ, huyện còn xác định phát triển cây ăn quả làm ngành kinh tế chủ lực.