Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu rà soát giấy phép kinh doanh vận tải của các hãng bay trong nước

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/2/2023 | 1:55:00 PM

Để kinh doanh vận tải hàng không doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh vận tải hàng không, giấy phép kinh doanh hàng không chung, đáp ứng đầy đủ yêu cầu.

Để kinh doanh vận tải hàng không doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh vận tải hàng không, giấy phép kinh doanh hàng không chung.
Để kinh doanh vận tải hàng không doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh vận tải hàng không, giấy phép kinh doanh hàng không chung.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Lê Anh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam rà soát đối với Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Văn bản yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam đề xuất phương án xử lý đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không (nếu có) không còn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, báo cáo bằng văn bản về Bộ GTVT trước ngày 8/3/2023.

Thống kê của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, Việt Nam hiện có 6 hãng hàng không đang khai thác gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, Vasco, Vietravel Airlines cùng các hãng hàng không chung như Hải Âu, Hành Tinh Xanh, Ngôi Sao Việt, Bầu Trời Xanh, Sun Air, Bay Việt… Các hãng hàng không đang khai thác 249 máy bay.

Theo quy định hiện hành, để kinh doanh vận tải hàng không doanh nghiệp phải có Giấy phép kinh doanh vận tải hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung, đáp ứng các điều kiện về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác, tổ chức bộ máy, vốn, phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm quy định theo qui định của pháp luật.

Số lượng máy bay duy trì trong suốt quá trình kinh doanh vận tải hàng không tối thiểu là 3 tàu bay đối với kinh doanh vận chuyển hàng không; tối thiểu là 1 tàu bay đối với kinh doanh hàng không chung.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải đáp ứng mức vốn tối thiểu (bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay) để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không.

Cụ thể, doanh nghiệp khai thác đến 10 máy bay, vốn điều lệ tương ứng 300 tỷ đồng Việt Nam; Khai thác từ 11 đến 30 máy bay: vốn điều lệ tương ứng 600 tỷ đồng Việt Nam; Khai thác trên 30 máy bay: vốn điều lệ tương ứng 700 tỷ đồng Việt Nam.

Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung: vốn điều lệ tương ứng 100 tỷ đồng Việt Nam.

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện: Nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 34% vốn điều lệ; Phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất;

Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.

(Theo VTC)

Các tin khác

Toàn huyện Văn Yên đến nay đã gieo cấy được trên 1.500 ha lúa xuân; tập trung ở các xã vùng thấp như Đại Phác, Yên Phú, An Thịnh, Đông Cuông, Mậu Đông, Xuân Ái, Yên Hợp…

Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn cùng người dân tham gia trồng cây những ngày đầu xuân Quý Mão 2023.

Năm nay, tỉnh Yên Bái có kế hoạch trồng mới 15.500 ha rừng tập trung và 4,8 triệu cây xanh phân tán.

Công nhân Công ty cổ phần JUNMA Yên Bái trong giờ làm việc.

Thời gian qua, huyện Văn Yên đã dồn sức khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực, tăng cường huy động các nguồn lực và đóng góp của nhân dân để phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Đã có 199 ý kiến của tổ chức, cá nhân góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Công điện số 32/CĐ-TTg ngày 11-2-2023 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục