Mù Cang Chải: Nghị quyết 69 thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/2/2023 | 7:46:00 AM

YênBái - Nhờ thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 69, ngành chăn nuôi của huyện Mù Cang Chải đã có bước chuyển biến mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần không nhỏ cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân.

Mô hình chăn nuôi lợn đen bản địa của anh Sùng A Páo ở bản Trống Là, xã Hồ Bốn.
Mô hình chăn nuôi lợn đen bản địa của anh Sùng A Páo ở bản Trống Là, xã Hồ Bốn.

Năm 2022, Mù Cang Chải có tổng kinh phí thực hiện Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh là hơn 2,9 tỷ đồng, đạt 99% kế hoạch giao. Trong đó, hỗ trợ 3 dự án liên kết trồng mới và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả ôn đới được phê duyệt triển khai thực hiện trong giai đoạn 2022 - 2025 với tổng diện tích trồng cây ăn quả ôn đới là 154,21 ha. Huyện đã chỉ đạo trồng mới trên 40 ha hồng giòn, hơn 35 ha mận, đào ăn quả, hơn 20 ha lê, dẻ, mắc ca... ở các xã Nậm Khắt, Púng Luông, La Pán Tẩn, Khao Mang, Lao Chải...

Riêng ở xã Nậm Khắt, năm 2022, người dân ở các bản Nậm Khắt, Lả Khắt, Páo Khắt, Hua Khắt và Làng Sang trồng mới được trên 30 ha hồng giòn không hạt và 17 ha táo ghép; chăm sóc bảo vệ tốt các diện tích cây sơn tra, thảo quả hiện có. 

Bà Giàng Thị Sông ở bản Hua Khắt cho biết: "Gia đình tôi có hơn 1 ha nương đồi chỉ trồng một vụ ngô/năm, hiệu quả không cao. Năm vừa qua được cán bộ tuyên truyền, hướng dẫn, tôi đã chuyển sang trồng hồng không hạt. Hiện nay, cây hồng còn nhỏ nên vẫn trồng được ngô, vài ba năm nữa khi hồng lớn sẽ bỏ ngô. Tôi tin tưởng, cây hồng sẽ giữ giá cả thị trường ổn định để gia đình có thêm một khoản thu nhập từ mảnh đất mà trước đây chỉ để trồng ngô”. 

Đặc biệt, các chính sách từ Nghị quyết số 69 đã tạo động lực mạnh mẽ trong lĩnh vực phát triển chăn nuôi. Riêng năm 2022, toàn huyện có 140 cơ sở chăn nuôi đăng ký xây dựng thực hiện mô hình phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa hoặc đặc sản hữu cơ. 

Đã có 139 cơ sở hoàn thiện được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch và UBND các xã, thị trấn hoàn thành nghiệm thu, giải ngân hỗ trợ, gồm: 1 mô hình chăn nuôi lợn nái quy mô 15 con trở lên; 2 mô hình chăn nuôi lợn kết hợp quy mô 5 lợn nái và 50 lợn thịt trở lên; 83 mô hình chăn nuôi lợn kết hợp quy mô 3 lợn nái và 20 lợn thịt trở lên; 41 mô hình chăn nuôi trâu, bò quy mô từ 10 con trở lên; 11 mô hình chăn nuôi dê quy mô từ 30 con trở lên và 1 mô hình chăn nuôi gia cầm đặc sản quy mô từ 300 con trở lên. 

Là xã thuần nông, đời sống kinh tế nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi nên thực hiện Nghị quyết số 69, người dân xã Hồ Bốn đã quan tâm và chủ động đầu tư mở rộng, nâng cấp quy mô chuồng trại, đàn vật nuôi từng bước chuyển dịch chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang chăn nuôi hàng hóa tập trung. Toàn xã đã có 21 mô hình chăn nuôi theo Nghị quyết số 69 được nghiệm thu, gồm: 2 mô hình chăn nuôi lợn quy mô 5 lợn nái, 50 lợn thịt; 17 mô hình chăn nuôi lợn quy mô 3 lợn nái, 20 lợn thịt và 2 mô hình chăn nuôi trâu, bò từ 10 con trở lên đã góp phần quan trọng giúp nhân dân tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. 

Ông Mùa A Sùng ở bản Trống Là cho biết: "Thực hiện Nghị quyết số 69, năm vừa qua, với số trâu, bò gia đình đang nuôi, tôi đã vay thêm 50 triệu đồng đầu tư nâng cấp chuồng trại, trồng hơn 0,5 ha cỏ và mua thêm 3 con bò giống để tham gia mô hình chăn nuôi 10 con trâu, bò trở lên. Hiện nay, tổng đàn trâu, bò của gia đình có 13 con, đang phát triển tốt”.

Có thể thấy, nhờ thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 69, ngành chăn nuôi của huyện Mù Cang Chải đã có bước chuyển biến mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần không nhỏ cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân. Toàn huyện hiện có tổng đàn gia súc chính hơn 86.790 con, tăng 8,3% so với cùng kỳ; trong đó, trâu 15.650 con, bò 8.290 con, lợn 62.850 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 4.300 tấn, vượt 4,9% so với kế hoạch và tăng 10,3% so với cùng kỳ, góp phần quan trọng nâng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp thủy sản năm 2022 ước đạt 570,5 tỷ đồng, vượt 10,5 tỷ đồng so với nghị quyết; giúp giảm hộ nghèo toàn huyện xuống còn 6.344 hộ. 
Châu Á

Tags Mù Cang Chải nghị quyết 69 chăn nuôi ruộng bậc thang hoa nậm hoa tớ dày

Các tin khác
Bà Bùi Thị Ín, thôn Bồ, xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn chăm sóc đàn lợn được hỗ trợ theo Nghị quyết 69 HĐND tỉnh mang lại hiệu quả cao.

Xác định chăn nuôi là lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế địa phương, để từng bước nâng cao hiệu quả chăn nuôi, những năm qua, cùng với tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi giống, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào trong chăm sóc, phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, huyện Văn Chấn đã vận dụng kịp thời các chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước giúp nhân dân có thêm vốn, động lực đầu tư xây dựng, nâng cấp chuồng trại, tăng đàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi.

Ảnh minh họa.

Mức thuế chống bán phá giá chính thức được áp dụng với hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc là 21,4% đối với sản phẩm ghế và 35,2% đối với sản phẩm bàn.

Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam), kết thúc tháng 1, lượng bán hàng thép thành phẩm trong nước giảm gần 27% so với cùng kỳ năm 2022, xuống khoảng 1,8 triệu tấn.

Dòng suối Nậm Kim đổi màu và bốc mùi khó chịu khiến người dân lo sợ.

Mỏ quặng chì, kẽm của Công ty CP Toàn Kim Sơn ở xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái thường xuyên rò rỉ nước thải ra môi trường khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm, hoa màu không phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục