Đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/3/2023 | 7:29:59 AM

YênBái - Gần 3 năm qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên các ngân hàng (NH) thương mại có rất nhiều chương trình ưu đãi lãi suất cho các doanh nghiệp (DN) và đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối NH - DN nhằm giải quyết nhu cầu nguồn vốn phục vụ đắc lực công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Người dân xã Giới Phiên thành phố Yên Bái giao dịch tín dụng với Ngân hàng Chính sách xã hội.
Người dân xã Giới Phiên thành phố Yên Bái giao dịch tín dụng với Ngân hàng Chính sách xã hội.

Không chỉ DN tìm đến NH, các NH đã chủ động tìm kiếm và kết nối với DN để nắm bắt, tìm hiểu nguyên nhân khó khăn trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) và cùng tìm giải pháp tháo gỡ để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình, chính sách tín dụng phục vụ SXKD, giúp DN sử dụng vốn vay hiệu quả. 

Ông Nguyễn Văn Hải - Giám đốc Công ty TNHH Chế biến gỗ rừng trồng ở xã Tân Nguyên huyện Yên Bình chia sẻ: "Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến gỗ ghép thanh nên DN cần nguồn vốn lớn vừa để sản xuất phân phối sản phẩm vừa dự trữ nguyên liệu. Ngoài cung cấp sản phẩm tới các DN trong nước, Công ty còn xuất khẩu sang thị trường nước ngoài nên cần thời gian nhất định mới thanh toán được. Vì vậy, nguồn vốn luân chuyển lớn mới có thể đáp ứng được nhu cầu thực tế của DN”. 

Còn Hợp tác xã (HTX) Sản xuất chế biến nông sản Tây Bắc Hiền Vinh đăng ký 13 ngành nghề kinh doanh nhưng nghề kinh doanh chính là đánh bắt, chế biến và cung ứng các sản phẩm thủy sản, đặc biệt là đặc sản "Cá hồ Thác Bà”. Theo lãnh đạo HTX, năm 2020, HTX có 2 sản phẩm là cá mương sấy và cá rô phi lọc xương sấy được xếp hạng OCOP 3 sao cấp tỉnh. HTX cần nhiều vốn để SXKD, làm việc với NH, HTX chuẩn bị hồ sơ thủ tục pháp lý đầy đủ, chia sẻ toàn bộ mong muốn, kế hoạch và cả những khó khăn vướng mắc, từ đó, được NH chia sẻ và đồng hành suốt quá trình SXKD. 

Theo lãnh đạo Hiệp hội DN tỉnh, dù có nhiều DN được NH hỗ trợ từ vốn vay đến phương thức quản lý nhưng vẫn còn không ít DN nhỏ và vừa chưa đáp ứng đủ các điều kiện, chưa tiếp cận được vốn NH như: hệ thống kế toán, tài chính chưa được cập nhật thường xuyên, chưa đầy đủ thông tin hoặc thông tin thiếu minh bạch… 

Đại diện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Yên Bái cho biết: Đơn vị đã và đang triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ tín dụng đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng như: triển khai chính sách tín dụng nông nghiệp và nông thôn; khuyến khích khách hàng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ... 

Để tiếp cận được vốn thì DN cần phải chứng minh được năng lực cũng như trình độ chuyên môn ngành nghề mình sản xuất; có phương án SXKD khả thi và có tài sản bảo đảm đáp ứng điều kiện quy mô vay vốn. Ngoài ra, phải minh bạch về tài chính và phương án sử dụng vốn. Thực tế NH không thể phát triển khi thiếu khách hàng và ngược lại DN khó phát triển khi thiếu nguồn vốn. 

Để tăng khả năng hấp thụ vốn cho DN, các cơ quan chức năng cần có giải pháp tăng tổng cầu, hỗ trợ thị trường, tiêu thụ sản phẩm đầu ra của DN. Bản thân các DN cũng phải tiến hành cơ cấu lại hoạt động nâng cao hiệu quả SXKD... 

Theo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái, hoạt động huy động vốn của các chi nhánh NH và quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn đến 28/2/2023 đạt 43.673 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cuối năm 2022. Trong đó, nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 27.848 tỷ đồng, tăng 5,1%; chiếm gần 64% tổng nguồn vốn. 

Ước đến 31/3/2023, tổng nguồn vốn của các chi nhánh ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn đạt 44.100 tỷ đồng, tăng 4,5% so với cuối năm 2022, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 28.000 tỷ đồng, tăng 5,7% so với cuối năm 2022. Hoạt động cho vay đến 28/2/2023 đạt 37.062 tỷ đồng, tăng 0,7% so với cuối năm 2022. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 17.563 tỷ đồng, chiếm 47,3% tổng dư nợ; dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 19.499 tỷ đồng.

Ước đến 31/3/2023, tổng dư nợ cho vay trên toàn địa bàn đạt 37.300 tỷ đồng, tăng 1,3% so với cuối năm 2022 (năm 2022 đạt 3,8%), tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó: Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 19.680 tỷ đồng, chiếm 52,7% tổng dư nợ; dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 19.550 tỷ đồng, chiếm 47,2% tổng dư nợ; vốn tín dụng tiếp tục đầu tư cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, các DN nhỏ và vừa, giải ngân các dự án đã cam kết, cho vay các đối tượng chính sách - xã hội. 

Quang Thiều

Tags Yên Bái ngân hàng vay vốn thành phần kinh tế OCOP 3

Các tin khác
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Các học viên tham gia lớp đào tạo nghề làm nấm rơm tại xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2023, huyện Mù Cang Chải được giao vốn trên 142 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương trên 136,5 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã giải ngân 124,2 tỷ đồng, đạt 87,2% kế hoạch.

Giá vàng miếng SJC giảm sau 2 ngày tăng mạnh.

Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều bất ngờ giảm sau khi tăng mạnh 2 ngày qua. Theo đó, giá vàng miếng quanh mốc 84 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 75 triệu đồng/lượng.

Việc sử dụng hóa đơn điện tử giúp hạn chế các hành vi gian lận hóa đơn

Ngành thuế triển khai ứng dụng tự động gửi thông báo cho người nộp thuế là người bán thuộc Danh sách cảnh báo sử dụng hóa đơn điện tử; đồng thời gửi thông báo đối với cả người mua của những người bán bị cảnh báo này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục