Vân Hội tận dụng tiềm năng mặt nước phát triển thủy sản

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/4/2023 | 7:33:52 AM

YênBái - Hiện trung bình mỗi năm, người dân Vân Hội nuôi và xuất ra thị trường khoảng 250 tấn cá các loại, thu về hơn 12 tỷ đồng, góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người trong xã lên trên 50 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,77%. Tận dụng tiềm năng diện tích mặt nước mặt nước lớn, nuôi cá đã trở thành nghề phát triển kinh tế của hàng trăm hộ dân ở xã Vân Hội, huyện Trấn Yên.

Mô hình nuôi cá của gia đình ông Bùi Tường Vi ở thôn Lao Động.
Mô hình nuôi cá của gia đình ông Bùi Tường Vi ở thôn Lao Động.

Gia đình anh Bùi Văn Diên ở thôn Đồng Chão, xã Vân Hội nuôi cá gần hai chục năm nay với diện tích ao 1 ha. Đây vốn là diện tích ruộng kém hiệu quả, gia đình anh Diên được địa phương hỗ trợ chuyển đổi sang ao nuôi cá, chủ yếu là trắm, trôi, mè.

Anh Diên cho biết: "Nuôi cá thâm canh không phải bỏ quá nhiều công để chăm sóc mà hiệu quả kinh tế lại cao. Nguồn thức ăn chủ yếu là cám viên, ngày cho ăn 1-2 lần. Để nuôi cá đạt hiệu quả thì cần phải làm tốt khâu chọn giống, chú ý chọn con giống khỏe, cá đồng cỡ, màu sắc sáng đẹp, không bị dị hình, trầy da”. 

Bên cạnh đó, cũng cần chú ý mật độ nuôi thoáng, khẩu phần ăn thích hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng. Quá trình nuôi cũng phải chú ý phân loại cỡ cá, hạn chế sự cạnh tranh thức ăn và hao hụt, nhất là không để thức ăn dư thừa, gây ô nhiễm nguồn nước. Nắm vững kỹ thuật chăn nuôi, mỗi năm, gia đình anh Diên thu được trên 20 tấn cá, sau khi trừ các chi phí thu lãi về trên 400 triệu đồng. 

Gia đình ông Bùi Tường Vi ở thôn Lao Động có 5.000 m2 ao nuôi cá. Ông Vi thả 3 tầng cá, trên cùng là cá mè, giữa là cá trắm, dưới là cá trôi, vược. Ngoài ra, ông còn thả thêm cá trê phi để dọn những con cá yếu, làm sạch môi trường nước. Nhờ vậy, mỗi năm, gia đình ông Vi thu trên 5 tấn cá, sau khi trừ chi phí thu lãi trên 150 triệu đồng. 

Ông Vi cho hay: "Phong trào nuôi cá ở Vân Hội đã có từ lâu và ngày càng phát triển. Gia đình tôi cũng nuôi cá hơn chục năm nay, theo hình thức bán thâm canh, bằng cỏ kết hợp cám viên công nghiệp. Đầu ra sản phẩm cá cũng thuận lợi, chỉ cần hẹn ngày thu hoạch, thương lái sẽ đến mua tận ao”. 

Những năm qua, Vân Hội luôn tạo điều kiện hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nuôi trồng thủy sản như: mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi thủy sản; quy hoạch vùng sản xuất để người dân tận dụng tối đa diện tích mặt nước phát triển nuôi, trồng thủy sản. Xã cũng đã hỗ trợ cho người dân chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây lâu năm và nuôi, trồng thủy sản… 

Xã hiện có gần 60 ha ao, đầm, 600 ha hồ, 15 lồng cá. Nuôi cá đã trở thành nghề phát triển kinh tế của hàng trăm hộ dân. Trung bình mỗi năm, người dân Vân Hội nuôi và xuất ra thị trường khoảng 250 tấn cá các loại, thu về hơn 12 tỷ đồng, góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người trong xã lên trên 50 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,77%. 

Theo Chủ tịch UBND xã Vân Hội Trần Đình Kiên, thời gian tới, xã sẽ tiếp tục tập trung triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh nhằm phát triển nguồn lợi thủy sản của địa phương; nhân rộng và phổ biến các mô hình thâm canh, bán thâm canh nuôi cá; giúp các hộ nuôi cá tìm được nguồn cá giống chất lượng, có địa chỉ tin cậy.

Minh Huyền

Tags Vân Hội Trấn Yên phát triển nghề nuôi cá

Các tin khác

Hiện huyện Lục Yên đã hỗ trợ đưa 13 sản phẩm đạt OCOP và 5 sản phẩm đặc trưng lên sàn thương mại điện tử, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Tháo dỡ các biển báo không phù hợp tại trạm thu phí

Mới đây, Cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản về việc rà soát, chủ động tháo dỡ các biển báo không còn phù hợp với hình thức thu phí không dừng tại khu vực các trạm thu phí do đơn vị quản lý.

Theo quy định mới, cà phê trồng tại vùng đất có rừng bị phá hoặc suy thoái sẽ không được xuất khẩu vào thị trường EU.

Theo quy định mới của Liên minh châu Âu, những sản phẩm như cà phê, ca cao, gỗ và cao su...nếu xuất xứ từ vùng đất có rừng bị tàn phá, suy thoái sẽ không được xuất khẩu vào thị trường này.

Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Viện nghiên cứu Lâm sinh khảo sát đưa cây keo Úc vào trồng rừng gỗ lớn tại xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình.

Với sự đồng hành của Chương trình FFF, HND tỉnh đã phối hợp tổ chức các diễn đàn đa ngành để người nông dân được nâng cao nhận thức, nhất là thành viên các THT, HTX về những tác động của biến đổi khí hậu và các biện pháp giảm thiểu, thích ứng trong sản xuất nông, lâm nghiệp, góp phần gia tăng giá trị từ rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục