Yên Bái xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh - Bài 2: Cơ cấu lại nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/4/2023 | 6:24:31 AM

YênBái - Ngày 20/1/2021, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 20/01/2021 của Tỉnh uỷ Yên Bái về phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới mới bền vững tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025. Nghị quyết được cụ thể hóa và thực hiện quyết liệt theo hướng gia tăng giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác thay vì tăng sản lượng như trước đã thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng bền vững.


Nhiệm vụ cơ cấu lại nông nghiệp theo lĩnh vực và sản phẩm, cơ cấu lại sản xuất theo vùng  theo tinh thần Nghị quyết 20 được huyện Trấn Yên cụ thể hóa rõ nét. Cùng với quế, măng Bát độ, cây ăn quả có múi..., Trấn Yên đã phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mỗi năm sản xuất 1.000 tấn kén, đạt doanh thu 200 triệu đồng/ha/năm. Hiện, Trấn Yên có trên 1.500 hộ dân lấy trồng dâu nuôi tằm làm nghề thu nhập chính. Ở huyện đã có 13 hợp tác xã dâu tằm. Nghề dâu tằm thể hiện sinh động sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ trồng dâu nuôi tằm với các tổ hợp tác, hợp tác xã theo chuỗi liên kết giá trị sản xuất.


Nghề dâu tằm ở Trấn Yên thể hiện sinh động sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ trồng dâu nuôi tằm với các tổ hợp tác, hợp tác xã theo chuỗi liên kết giá trị sản xuất.

Sau 2 năm đi vào đời sống xã hội, Nghị quyết 20 của Tỉnh ủy đã giải quyết vấn đề nguồn lực để mở rộng diện tích sản xuất theo hướng hữu cơ, hỗ trợ cấp chứng chỉ hữu cơ quốc tế hỗ trợ phát triển thương hiệu nông sản, hỗ trợ các chuỗi liên kết sản xuất để hướng đến xuất khẩu trên cơ sở khai thác hiệu quả tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường sinh thái tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Đẩy mạnh các hình thức tổ chức sản xuất, Yên Bái đã hình thành các vùng nguyên liệu chuyên canh nông sản theo chuỗi giá trị với một số sản phẩm chủ lực được cấp mã số vùng trồng, mã vạch sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng VietGAP, GlobalGAP; mở rộng nuôi trồng tập trung, thâm canh, bán thâm canh các loại thuỷ sản giá trị cao tại các huyện: Yên Bình, Trấn Yên, Lục Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái... 


Yên Bái đang hướng đến mục tiêu xây dựng các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cả ở góc độ văn hóa, nhất là văn hóa mang tính chất cộng đồng, văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số.

Yên Bái đang hướng đến mục tiêu xây dựng các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ không chỉ tiếp cận ở góc độ sản lượng hay sản vật thông thường mà cả ở góc độ văn hóa, nhất là văn hóa mang tính chất cộng đồng, văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số. Sản phẩm hữu cơ là chìa khóa đưa nông sản và văn hóa đặc trưng của cộng đồng các dân tộc Yên Bái ra thế giới.

Sau gần 2 năm thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Yên Bái đã và đang khai thác và phát huy tốt tiềm năng, lợi thế phát triển sản xuất của từng vùng, từng sản phẩm để nâng tầm các sản phẩm chủ lực và sản phẩm đặc sản hữu cơ của tỉnh, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tạo tiền đề để xây dựng nông thôn Yên Bái hiện đại, văn minh.

Thành Trung - Mạnh Cường

Tags Yên Bái nông nghiệp sinh thái nông thôn hiện đại nông dân văn minh cơ cấu Nghị quyết 20 quế măng Bát độ chuỗi liên kết

Các tin khác
Quý 1/2023, tổng vay trong nước và nước ngoài của Chính phủ đạt 100.373 tỷ đồng.

Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), tổng trả nợ của Chính phủ trong quý 1 khoảng 71.552,9 tỷ đồng. Trong đó, trả nợ trực tiếp khoảng 64.595,8 tỷ đồng, trả nợ cho vay lại khoảng 6.957,2 tỷ đồng...

Sáng 12/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 5 Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải.

Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 20/01/2021 của Tỉnh uỷ Yên Bái về phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 được kỳ vọng sẽ giải quyết những tồn tại, hạn chế trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng NTM theo hướng cơ cấu lại nông nghiệp hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Chế biến măng xuất khẩu hiện là thế mạnh kinh tế của tỉnh.

Trên đà tăng trưởng bền vững của năm 2022, nhiều nhóm mặt hàng xuất khẩu của Yên Bái tiếp tục đạt mức tăng trưởng dương ngay từ quý I. Điều này tiếp tục mở ra triển vọng lạc quan cho năm 2023 với những mục tiêu cao hơn…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục