Y Can phát triển các mô hình kinh tế

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/9/2023 | 1:51:36 PM

YênBái - Y Can đã chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh các mô hình kinh tế, phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực, thế mạnh của địa phương.

Mô hình chuyên canh hơn 2.000 m2 rau an toàn trong nhà lưới giúp ông Vi Văn Quỳnh, thôn Minh Tân có thu nhập trên 250 triệu đồng/năm.
Mô hình chuyên canh hơn 2.000 m2 rau an toàn trong nhà lưới giúp ông Vi Văn Quỳnh, thôn Minh Tân có thu nhập trên 250 triệu đồng/năm.

Từ một hộ kinh tế khó khăn, ông Vi Văn Quỳnh, thôn Minh Tân, xã Y Can, huyện Trấn Yên từng trải qua nhiều ngành nghề từ buôn cây giống, gà, vịt con giống, gom quế, thóc, ngô, đến chăn nuôi lợn, mổ lợn bán thịt... Song, mỗi nghề cũng chỉ được vài năm rồi lại phải chuyển, vì có nhiều người cùng làm nên cung lớn cầu ít, hàng khó bán. 

Qua tuyên truyền, vận động của xã và với lợi thế gia đình có đất soi bãi rộng rãi, năm 2019, ông Quỳnh mạnh dạn đầu tư hơn 600 triệu đồng làm nhà lưới, hệ thống tưới tiêu cho hơn 2.000 m2 đất soi bãi để phát triển mô hình chuyên canh rau an toàn. Ngoài diện tích đã làm nhà lưới, ông còn gần 1 ha đất soi bãi để sản xuất theo thời vụ. 

Hiện, diện tích nhà lưới cho thu hoạch rau từ 60 kg trở lên/ngày. Rau trong nhà lưới  có giá bán gấp đôi rau trồng ngoài nhưng luôn trong tình trạng không đủ cho khách đặt mua. Sản phẩm rau của ông Quỳnh chủ yếu bán cho siêu thị và một số cửa hàng quen trên địa bàn thành phố Yên Bái và Hà Nội, mang lại thu nhập trên 250 triệu đồng/năm sau khi đã trừ chi phí. 

Cũng như ông Vi Văn Quỳnh, ông Bùi Văn Quỳnh ở thôn Hồng Tiến cũng từng làm nhiều nghề, chưa kể làm ruộng, trồng ngô, chăn nuôi truyền thống nhưng phát triển nhỏ lẻ không thành hàng hóa khiến hiệu quả kinh tế thấp, chỉ đủ ăn, cho dù gia đình ông rất chăm chỉ làm lụng. Vài năm gần đây, ông Bùi Văn Quỳnh đã tận dụng thế mạnh về đất đai của gia đình để phát triển mô hình chăn nuôi tổng hợp. 

Theo đó, với diện tích đất khe, ông đầu tư đào ao với diện tích mặt nước hơn 0,5 ha để nuôi các loại cá vừa bán cá thịt vừa làm dịch vụ cho câu cá. Bên cạnh đó, ông còn tận dụng đất đồi vườn quanh nhà để làm trang trại chăn nuôi gà, vịt, ngan với tổng đàn thường xuyên duy trì từ 4.000 con trở lên, mang lại thu nhập ổn định giúp gia đình ông có cuộc sống đủ đầy, vươn lên khá giả. 

Ông Hoàng Quốc Mùi - Phó Bí thư Đảng ủy xã Y Can cho biết: để từng bước nâng cao đời sống nhân dân, những năm gần đây Đảng ủy, chính quyền xã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảng viên đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là vận dụng tốt các chính sách về hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của các cấp vào thực tiễn; đẩy mạnh các phong trào thi đua sản xuất, phát triển kinh tế giỏi gắn với xây dựng các mô hình dân vận khéo trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Từ đó, từng bước hình thành các mô hình kinh tế quy mô lớn, sản xuất tập trung, có áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế. 

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong tuyên truyền, vận động, xã Y Can đã thực hiện hiệu quả phong trào phát triển mô hình kinh tế, góp phần từng bước giúp nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có điều kiện cùng đóng góp chung tay xây dựng quê hương. 

Năm 2023, xã Y Can có 8 mô hình phát triển kinh tế đăng ký xây dựng mô hình dân vận khéo cấp xã thì có 1 mô hình được huyện đăng ký mô hình cấp huyện. Các mô hình tập trung vào các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực, thế mạnh của địa phương như trồng nho sữa Hàn Quốc ở thôn Quang Minh; vườn ươm cây giống ở thôn An Phú; chăn nuôi tổng hợp ở thôn Bình Minh; trồng rau an toàn ở thôn Hạnh Phúc, thôn Minh Tân... 

Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền xã Y Can chủ trương tập trung lãnh đạo phát triển bền vững những mô hình kinh tế đã có và nghiên cứu xây dựng những mô hình mới; đề xuất các giải pháp hỗ trợ... nhằm tạo sự lan tỏa rộng rãi các mô hình kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất và khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Châu Á

Các tin khác
Sản phẩm miến đao của HTX sản xuất, kinh doanh Miến đao Giới Phiên

Với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp, người sản xuất tiêu thụ nông sản, thời gian qua, thành phố Yên Bái đã tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là đưa các mặt hàng nông sản, các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, giúp người dân mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Mã xác thực OTP là đích nhắm của nhiều chiêu trò lừa đảo tại Việt Nam thời gian gần đây.

Ngày càng nhiều trò lừa đảo nhắm đến mã xác thực OTP vốn đang được đông đảo người dùng Việt sử dụng trong các đăng nhập, giao dịch qua mạng. Có nên tiếp tục tin dùng OTP, hoặc nên dùng phương thức nào an toàn hơn?

Hoạt động khai thác đá vôi trắng của Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam tại huyện Lục Yên. (Ảnh: T.L)

Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Yên Bái đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Qua đó, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, không để phát sinh điểm nóng.

Anh Giàng A Chang ở xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải kiểm tra cá giống trước khi thả xen lúa.

Với phương châm lấy giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác làm thước đo hiệu quả kinh tế, thời gian qua, ngành nông nghiệp tích cực triển khai nhiều giải pháp, tập trung phát triển sản xuất hàng hóa, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả; đẩy mạnh cơ giới hóa, chuyển giao khoa học, công nghệ… nhằm nâng cao giá trị sản phẩm trên cùng diện tích đất canh tác, tăng thu nhập cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục